Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) đã diễn ra trong bối cảnh mới. Căng thẳng leo thang trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong khi hàng loạt hợp đồng thương mại lớn đang đối mặt với tương lai bất định. Vậy mà, các giải pháp từ các lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương vừa tụ họp tại EAS vẫn rất mờ nhạt.
Trong khi sắp bước sang tuổi ngũ tuần, ASEAN vẫn đang “cựa mình đứng lên”, chỉ thành công trong việc tổ chức các cuộc họp không có hồi kết và đưa ra những tuyên bố mang tính huyền thoại (như “vai trò trung tâm của ASEAN”), hơn là đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Để các thể chế đa phương ASEAN trở nên năng động hơn, giờ là lúc nghĩ lại về Hiệp hội này.
Vấn đề Biển Đông đã đẩy các giới hạn của ASEAN đến đỉnh điểm. Ảnh: wjs |
Vấn đề Biển Đông đã đẩy các giới hạn của ASEAN đến đỉnh điểm. Tháng 7 vừa qua, ASEAN đã phải rút lại tuyên bố chung về Biển Đông trước sức ép của Trung Quốc. Sau đó, ASEAN đã nhất trí thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) với Trung Quốc vào năm 2017. Đằng sau việc giảm căng thẳng trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 mà Trung Quốc đăng cai, kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài giữa Trung Quốc – ASEAN là điều mà ai cũng có thể đoán được.
Có người nghĩ rằng hiệp hội gồm 10 quốc gia, với 625 triệu dân và một nền kinh tế chung trị giá 2.400 tỷ USD – từng tuyên bố là “trung tâm” của Châu Á – Thái Bình Dương – này sẽ có một giọng nói chung rõ ràng, thậm chí có thể đóng vai trò hòa giải trong các vấn đề liên quan đến các nước thành viên ven biển – như Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei và Việt Nam – trong các tranh chấp với Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, nếu nhìn vào ASEAN như một liên minh lỏng lẻo gồm các quốc gia khác biệt lớn về kinh tế và văn hóa, sẽ thấy đánh giá trên là phi thực tế.
Hội nhập kinh tế của ASEAN xuất phát từ vai trò của các nước thành viên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ban đầu là cho các công ty sản xuất xe hơi của Nhật Bản những năm 1980, và gần đây là chuỗi lắp đặt linh kiện điện tử và dệt may. Không ngạc nhiên khi một số nước ASEAN – gồm Singapore, Malaysia và Việt Nam – tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Hiệp hội đã tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ ngày 1/1/2016. Trong khi ASEAN giảm 95% thuế quan trong các trao đổi nội khối, các yếu tố cho Cộng đồng mục tiêu này vẫn sẽ phải bao gồm các quy định hài hòa, tự do đi lại của lao động và một thị trường thống nhất cho hàng hóa và dịch vụ.
Tất nhiên, những yếu tố này hiện mới chỉ là mong mỏi và phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
Còn tiếp
Thảo Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét