Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Tích hợp sâu ở lớp dưới, phân hóa dần các lớp trên

Giáo dục tích hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển năng lực của học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới. Điểm nổi bật nhất của dự thảo chương trình là giáo dục Việt Nam trong thời gian tới đặt mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà giáo dục đã đề xuất nhiều biện pháp thực hiện khác nhau, trong đó dạy học tích hợp là một trong những biện pháp mới được thực hiện trong cả chương trình và nhiều môn học.

Theo dõi các ý kiến gần đây trên thông tin đại chúng, tôi thấy nhiều người còn phân vân về dạy học tích hợp; liệu thay đổi này có phù hợp với hoàn cảnh của giáo dục Việt Nam, với đội ngũ giáo viên và khả năng tiếp nhận của học sinh. Là người đã có thời gian học tập tại Hàn Quốc và hiện nay là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi xin trao đổi những hiểu biết của mình về vấn đề này.

giáo dục phổ thông, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông
Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước hết, dạy học tích hợp là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển năng lực trên thế giới hiện nay. Dạy học tích hợp có nhiều hình thức khác nhau như tích hợp không tạo nên môn học mới và tích hợp tạo nên môn học mới; tích hợp xuyên môn, đa môn, liên môn và nội môn.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới lần này, các nhà giáo dục đã nhấn mạnh tới hình thức dạy học tích hợp là hoàn toàn khách quan và phù hợp thực tiễn, không chỉ với định hướng giáo dục phát triển năng lực người học mà còn là cơ sở thuận lợi cho việc lồng ghép các môn học với nhiều nội dung giáo dục khác như giáo dục công dân, sức khỏe, môi trường, biến đổi khí hậu... Giáo dục tích hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển năng lực của học sinh.

Trong thế giới tự nhiên, mọi sự vật và hiện tượng là một thể thống nhất. Việc chia ra các lĩnh vực khoa học (hay các môn học) là để nghiên cứu sâu sự vật và hiện tượng ở một khía cạnh nhất định. Khi giải quyết một vấn đề của tự nhiên thì không chỉ cần tới một khía cạnh nào mà cần kiến thức tổng hợp, cần sự tích hợp của nhiều kiến thức khác nhau. Như chúng ta đã biết, tính thống nhất trong giáo dục khoa học tự nhiên được thể hiện ở cả đối tượng, phương pháp nhận thức, những nguyên lý và khái niệm cơ bản.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Ở cấp tiểu học, môn học có tên Tìm hiểu tự nhiên, lên cấp trung học cơ sở phát triển thành môn Khoa học tự nhiên; ở cấp trung học phổ thông, khoa học tự nhiên được chia ra thành các môn học riêng rẽ là Vật lý, Hoá học và Sinh học. Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình giáo dục mới của chúng ta lần này là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên. Đây cũng là xu hướng phổ biến trên thế giới, trong đó có nhiều nước giáo dục phát triển.

Trên thế giới có nhiều nước dạy môn “Khoa học tự nhiên” thay cho dạy học 3 môn học riêng rẽ là Vật lý, Hoá học và Sinh học. Nội dung kiến thức của 3 môn học này liên kết với nhau thông qua các nguyên lý và khái niệm chung của khoa học tự nhiên. Các nguyên lý này được ví như là những “chất keo” kết dính các trục nội dung lại với nhau. Bên cạnh đó chương trình tích hợp còn thuận lợi trong việc thiết kế một số chủ đề tích hợp như chủ đề về biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên... Với khoa học xã hội, nội dung lịch sử và địa lý, giáo dục công dân và văn học có nhiều điểm chung sẽ tạo điều kiện cho dạy học tích hợp. Bất kỳ một sự kiện lịch sử nào diễn ra cũng cần được xem xét trong một bối cảnh cụ thể về không gian và thời gian nhất định. Những môn tưởng chừng đứng riêng rẽ như Toán học, Văn học, nhưng là môn công cụ, nên Toán học và Văn học cũng được tích hợp trong nhiều môn học khác, theo mô hình tích hợp đa môn và xuyên môn.

Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được công bố đã thể hiện tinh thần tích hợp thông qua hệ thống các môn học, mô tả tóm tắt nội dung và yêu cầu cần đạt của từng lĩnh vực giáo dục, ở từng cấp học. Tuy nhiên, dạy học tích hợp chủ yếu sẽ được thể hiện rõ ràng, theo đúng lý luận phương pháp dạy học và yêu cầu của dạy học tích hợp trong từng chương trình môn học và sẽ được công bố sau một thời gian nữa.

Theo tôi, trong chương trình giáo dục phổ thông lần này, dựa trên năng lực của giáo viên, kinh nghiệm viết sách giáo khoa và giáo dục nhiều năm của đội ngũ nhà giáo trong nước, chúng ta nên chọn hình thức tích hợp liên môn. Tích hợp liên môn với các mức độ tích hợp khác nhau sẽ không làm xáo trộn đội ngũ giáo viên hiện tại mà vẫn đạt được mục tiêu của giáo dục. Hiện nay nhiều nước trên thế giới thực hiện tích hợp liên môn thành công, là cơ sở để học tập kinh nghiệm.

TS. Nguyễn Văn Quyền, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Cấm xe máy: Cách tiếp cận thiếu tính xây dựng

Một chiếc xe máy không thể chiếm nhiều không gian di chuyển hơn một chiếc xe ô tô, tiêu thụ lượng nhiên liệu thấp hơn ô tô, lượng khí phát thải thấp hơn ô tô… vậy tại sao lại cấm xe máy chứ không phải là ô tô?

Tuần trước, tại cuộc Hội thảo “Kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TPHCM - thực trạng và giải pháp”, một lần nữa, nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng xe máy là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, và lớn tiếng tuyên bố “Cấm ngay xe máy, đừng lấy cái nghèo dọa nhau!”. Đó là một cách tiếp cận thiếu tính xây dựng, thậm chí là phá đám, đối với mục tiêu hạn chế phương tiện giao thông.

Hạn chế phương tiện cá nhân là một mục tiêu quan trọng đối với các đô thị khi đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông. Đó là điều mà bất cứ ai cũng có thể nhận thức mà không cần phải là một “chuyên gia”. Song, khi mà các giải pháp tổng thể để thay đổi thói quen lựa chọn của người dân đối với phương tiện giao thông đang được triển khai, đặt vấn đề cấm một trong số các loại phương tiện cá nhân, chỉ vì nó quá nhiều, là một cách không thể hiệu quả hơn để tạo ra những bất đồng trong xã hội.

Phương tiện giao thông đường bộ cá nhân thông thường, hiện đang được phép lưu hành bao gồm ô tô, xe máy, xe đạp. Việc lựa chọn sử dụng phương tiện nào là quyền, và lợi ích của tất cả mọi người, trên cơ sở bình đẳng. Không thể vì ác cảm với xe máy mà lấy tư cách chuyên gia để kêu gọi cấm xe máy, chứ không phải là ô tô, hay xe đạp.

Vì sao đa số người dân lựa chọn xe máy làm phương tiện giao thông chính? Đơn giản, bởi đó là lựa chọn tốt nhất, phù hợp nhất với khả năng tài chính, hạ tầng giao thông nơi người ta sinh sống.

Một chiếc xe máy không thể chiếm nhiều không gian di chuyển hơn một chiếc xe ô tô, tiêu thụ lượng nhiên liệu thấp hơn ô tô, lượng khí phát thải thấp hơn ô tô… vậy tại sao lại cấm xe máy chứ không phải là ô tô?

cấm xe máy, giao thông đô thị, giao thông công cộng

Tại sao lại cấm xe máy chứ không phải là ô tô? Ảnh: VNN

Không có bất cứ loại phương tiện nào đáng bị cấm hơn phương tiện nào! Tiếp cận vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân không thể bằng góc nhìn cấm đoán. Cách tiếp cận văn minh chỉ có thể là cung cấp những lựa chọn tốt hơn so với việc sử dụng phương tiện cá nhân.

Khi nào thì người ta có thể từ bỏ dần phương tiện cá nhân? Đó là khi người ta có thể di chuyển bằng phương tiện thay thế. Do đó, không thể đặt vấn đề buọc người dân từ bỏ phương tiện cá nhân như một động lực để phát triển phương tiện công cộng. 90% dân cư đô thị đang di chuyển bằng phương tiện cá nhân mỗi ngày, họ không thể dừng lại để chờ đến lúc có đủ phương tiện công cộng để thay thế.

Xe máy, hay ô tô cá nhân đều không đáng bị cấm! Điều đó không có nghĩa là một sự cản trở đối với việc phát triển phương tiện công cộng. Bởi để phát triển phương tiện công cộng không chỉ có con đường duy nhất là cấm phương tiện cá nhân.

Để phát triển phương tiện công cộng, hãy ưu tiên hạ tầng giao thông cho phương tiện công cộng. Làn đường riêng cho mọi loại phương tiện công cộng chứ không chỉ đối với BRT. Và phương tiện công cộng cần được định nghĩa đúng đắn, không chỉ là xe bus, hay tầu điện, đó còn là taxi, xe ôm, xe đạp… mọi thứ có thể được sử dụng làm phương tiện vận chuyển công cộng.

Đô thị Việt Nam với đặc thù rất nhiều làng trong phố, với rất nhiều khu vực dân cư không có khả năng tiếp cận với hạ tầng giao thông cỡ lớn. Các phương tiện giao thông cỡ nhỏ, có khả năng cơ động linh hoạt như xe máy, xe đạp sẽ luôn có lý do để tồn tại trong không gian đó.

Để hạn chế phương tiện cá nhân, điều cần làm là không phải là cấm cái ô tô, hay cái xe máy. Hạn chế phương tiện cá nhân là hạn chế nhu cầu phải sở hữu một phương tiện cá nhân, tức là họ có thể sử dụng một phương tiện phù hợp mà không cần sở hữu.

Để người dân có thể từ bỏ thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, bên cạnh việc phát triển các loại phương tiện cỡ lớn như tàu điện hoặc xe bus, việc tạo điều kiện phát triển cho các phương tiện công cộng cỡ nhỏ làm vai trò trung chuyển, kết nối cũng là điều cần thiết. Taxi, hay xe ôm cần được công nhận và đối xử như phương tiện công cộng, đầu tư các điểm cho thuê xe đạp công cộng… là những việc có thể làm ngay khi mà xe bus và tàu điện chưa kịp phổ cập.

Hạn chế phương tiện cá nhân là thay đổi thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân chứ không phải là cấm cản việc sử dụng phương tiện mà nhiều người có thể sở hữu. Giải tỏa vỉa hè, từ chối việc cấp phép trông giữ phương tiện cá nhân trên lòng đường, dành đường riêng cho phương tiện công cộng, đồng thời cung cấp các phương tiện công cộng tiện lợi và phù hợp với hạ tầng giao thông… Thực hiện đồng thời các giải pháp này, không cần cấm thì phương tiện giao thông cá nhân cũng sẽ tự hạn chế.

Những giải pháp này không quá khó triển khai. Chỉ cần các chuyên gia đừng phá đám bằng những thông điệp cấm cản, thúc đẩy mong muốn bảo vệ quyền được đi lại của người dân, và tăng thêm cảm xúc thù ghét với phương tiện công cộng.

Phạm Trung Tuyến

NSND Lan Hương vống cát sê và cấp cứu ở "Sống chung với mẹ chồng"

- Là khách mời trong chuyên mục Hotface, NSND Lan Hương chia sẻ những câu chuyện hậu trường như từng phải đi cấp cứu, từng chịu nỗi đau mất người thân khi đóng phim "Sống chung với mẹ chồng".

Đạo diễn phản pháo khi 'Sống chung với mẹ chồng' bị chê
'Sống chung với mẹ chồng': Ai cho phép cô 'cưỡi' lên người con trai tôi?
'Sống chung với mẹ chồng': lao vào phòng riêng lột chăn của con trai
Diễn viên 'Sống chung với mẹ chồng' kể hậu trường đóng cảnh nóng
'Sống chung với mẹ chồng': Mất tiền trong nhà không con dâu lấy thì ai?

NSND Lan HươngPlay

NSND Lan Hương kể hậu trường đóng "Sống chung với mẹ chồng".

NSND Lan Hương 2Play
NSND Lan Hương và những chia sẻ thẳng thắn về sân khấu.

Nhà báo Hà Sơn: Vai bà mẹ chồng cô đóng trong phim “Sống chung với mẹ chồng’ nhận được nhiều ý kiến trong đó số đông phản đối cách hư cấu bà mẹ chồng tai quái đến khó tin và cậu con trai quá nhu nhược. Về phía mình, cô nói gì về điều này?

NSND Lan Hương: Những nhân vật khi đưa lên các tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng được khái quát hoá và trở thành những nhân vật điển hình. Chỉ cần mỗi khán giả thấy một chút của mình trong đó là được. Ngoài xã hội không có người nào tập trung tất cả các yếu tố đó đâu.

Đoàn phim chúng tôi muốn khán giả cảm nhận được thấu đáo nhân vật, đưa lên màn ảnh những tình tiết nghề biểu diễn gọi là đến nơi đến chốn. Bởi cũng một vấn đề nếu làm đơn giản hoá, nhẹ nhàng lướt qua khán giả không chú ý lắm.

Vì vậy đôi khi cũng phải làm sắc nét để họ thấy rõ hiện thực không hay, không tốt để nhìn vào đó tránh đi. Bà mẹ chồng Phương trong phim không phải nhân vật phản diện, bà không xấu mà rất con người, tất cả đều xuất phát từ tình yêu. Nhưng yêu chồng, yêu con quá thành ra muốn sở hữu, quản lý làm mất tự do của người mình yêu quý.

Tình yêu bao giờ cũng đẹp, xong phải yêu thế nào, có thái độ ra sao với tình yêu của mình. Đó mới là điều quan trọng. Trong cách ứng xử giữa các nhân vật, giữa những người trong gia đình, giữa mẹ - con, vợ - chồng, người trong nhà với ngoài xã hội cần lựa chọn cách dễ chịu nhất. Đôi khi nói năng vô tư quá mức sẽ làm tổn thương người khác. Đó cũng là điều chúng tôi muốn gửi gắm để khán giả có thể thông cảm được.

Có rất nhiều bạn trẻ nói với tôi rằng: "Cô ạ trên ở trên phim như vậy thôi, chứ ngoài đời như thế hỏng hết cô nhỉ?''. Tôi bảo: "Đúng, như vậy là cháu đã cảm nhận được nhận vật đó".

Bộ phim ‘Sống chung với mẹ chồng’ dài 32 tập đã quay xong. Với cá nhân cô có tình huống hay chi tiết nào chưa hài lòng?

- Không riêng tôi mà một số đạo diễn và diễn viên - những ai trân trọng nghề đều xem lại tác phẩm điện ảnh của mình và nói nếu được làm lại sẽ chỉnh chỗ này, chỗ kia một chút để hay và hấp dẫn hơn. Bở lẽ trong quá trình diễn xuất đôi khi không phát hiện ra điều đó bởi họ dễ bị mọi thứ cuốn đi hoặc đôi khi lướt hoặc có những chỗ chưa sâu sắc khi bộ phim diễn ra trong quá trình rất dài. Thêm nữa sự tập trung các mối quan hệ khi làm việc, ảnh hưởng chủ quan, khách quan tác động cũng khiến chỗ này chỗ kia không hoàn hảo.

Để có được đoạn nói với chồng con một câu có khi phải quay đến chục lần nhưng không phải do lỗi của diễn viên mà vì đang thu âm có tiếng chó sủa, tiếng chim hót, tiếng rao quà vặt, đồng nát... Điều này làm diễn viên mệt mỏi, quay 5, 7 lần hoa mày chóng mặt. Vì vậy, nếu có điều kiện khán giả hãy một lần đến đoàn làm phim để thấy rằng làm nghệ thuật lao động vất vả thế nào?...

Chưa kể, có rất nhiều sự cố trong quá trình làm việc như diễn viên Anh Dũng đóng vai con trai tôi bị sốt virut. Nếu ở nhà, bị sốt bạn có thể nghỉ nhưng với diễn viên không thể bởi sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác nên cũng phải cố gắng rất nhiều.

Hay như chính tôi cũng gặp sự cố. Trong lúc quay, tôi phải cấp cứu vì bị viêm ruột thừa và sốt. Cả ngày trước đó, dù bị sốt, đau bụng nhưng tôi vẫn quay vì nghĩ đơn giản bị lây của bệnh của Dũng. Ai ngờ, hôm sau đến bệnh viện bác sĩ bảo phải mổ lập tức vì ruột thừa sưng to và viêm nặng.

Các bác sĩ ngạc nhiên bảo tại sao hôm qua tôi vẫn có thể quay phim đến 9 giờ đêm trong khi người khác có khi đau vật giường trên giường dưới. Khán giả xem chắc không nhận thấy tôi đau đớn gì trong lúc quay vì tôi tập trung hết cho diễn xuất.

Chưa hết, khi quay cảnh đám cưới vui vẻ cũng là lúc bố tôi qua đời. Cả đoàn làm phim nghỉ hai hôm để tôi lo tang lễ cho cụ xong lại đi quay. Trong lúc như thế mẹ của đạo diễn cũng mất, nhưng đạo diễn, diễn viên vẫn làm việc. Các bạn xem phim thấy chúng tôi có biểu hiện gì ảnh hưởng trên nét mặt đâu... Vì vậy tôi muốn nói rằng để có được một cảnh quay là muôn vàn khó khăn với nỗ lực rất lớn trong thời gian dài. Giá như biết được điều đó, các bạn sẽ trân trọng nghề diễn, tôn trọng chúng tôi hơn khi định có những lời nặng nề...

Là một trong những nghệ sĩ dày dặn kinh nghiệm thể hiện nhiều vai diễn, cô chia sẻ gì về hai bạn diễn đóng cùng trong phim ‘Sống chung với mẹ chồng” cũng như cách diễn của những diễn viên trẻ hiện nay?

- Lớp diễn viên trẻ bây giờ rất có điều kiện. Các bạn ấy có hình thể tốt, xinh đẹp, cao ráo lại được đào tạo bài bản và thông mình. Trong phim, hai người đóng con trai và con dâu khá thông minh và chịu khó, làm việc rất nghiêm túc.

Sống chung với mẹ chồng, NSND Lan Hương, phim truyền hình, sao việt, hotface
Một cảnh trong phim "Sống chung với mẹ chồng".

Mọi người nói các diễn viên trẻ bây giờ có cái này cái kia nhưng thực sự khi làm việc cùng tôi thấy rất yên tâm. Bởi các bạn tôn trọng nghề nghiệp và làm việc nghiêm túc. Có chăng chỉ là một số bạn trẻ chưa thông minh trong cách thể hiện nhân vật này với nhân vật kia để làm bật lên sự khác biệt lớn. Đó là điều bất lợi, khiến khán giả vẫn thấy vai diễn của họ na ná giống nhau. Tôi vẫn hi vọng sau này, những diễn viên trẻ sẽ khẳng định được tên tuổi và có chỗ đứng của mình trong làng nghệ thuật.

Bộ phim “Mùa ổi” đã mang lai thành công cho cô trong sự nghiệp diễn xuất. Có ý kiến nói rằng NSND Bùi Bài Bình chính là một trong những nam diễn viên đóng ăn ý nhất với NSND Lan Hương nhất, cô nói sao về điều này?

- Thực sự khi đóng cùng anh Bình tôi thấy dễ diễn. Không chỉ trong phim Mùa ổi, ngày mới ra trường, tôi đã đóng cặp với anh phim điện ảnh “Khoảnh khắc bình yên trong chiến tranh”.

Khi đóng cùng những bạn diễn ăn ý có lợi hơn rất nhiều, khiến cho diễn viên thoải mái, diễn chân thực hơn không bị gượng ép, căng thẳng. Anh Bình hiền lành, dễ mến và anh em cũng quen biết nhau từ trẻ nên tương đối hiểu nhau.

Tôi và anh Bình còn đóng chung 'Cuộc đời và những chuyến đi’ vào vai hai vợ chồng và có những cảnh diễn được mọi người khen hay và xuất thần. Ngay cả trong phim Mùa ổi, anh quay phim phải thốt lên 'ôi cái này hai người diễn xuất thần hay quá’. Vì vậy, điều bạn hỏi rất thực tế và đúng.

Nhiều nghệ sĩ gắn bó trọn vẹn với sân khấu kịch như nghệ sĩ Xuân Bắc, Quốc Khánh, Công Lý… nhưng dường như những vai diễn trên sân khấu sức lan toả với khán giả lại không nhiều bằng vai trò khác như MC, đóng những chương trình hài kịch hay như cô đam mê với sân khấu nhưng nổi trội ở lĩnh vực điện ảnh. Là người gắn bó rất lâu với sân khấu kịch, cô lý giải vì đâu và vì điều gì khán giả đến giờ vẫn không hào hứng với nó?

- Đúng là những năm gần đây sân khấu kịch hơi hiu hắt. Nhiều người cũng so sánh sân khấu phía Bắc với sân khấu phía Nam. Nhưng thực sự trong 40 năm làm nghề tôi rút ra kết luận rằng, mỗi vùng miền có đặc thù riêng về địa lý, khí hậu.

Trong Nam, có hai mùa mưa và khô nhưng thời tiết đều tương đối nắng nóng, do đó buổi tối mọi người thích ra đường xem trong khi sân khấu ngoài Bắc phát triển theo mùa. Có thể đến mùa này sân khấu còn diễn được, đến tháng hè nóng lại thôi. Đến những ngày đông mưa dầm, gió bấc cũng thế. Đó là vấn đề địa lý, khí hậu khiến sân khấu ngoài này không tưng bừng như trong Nam.

Thứ hai, truyền hình, điện ảnh bây giờ có thế mạnh riêng, đến được với từng ngóc ngách gia đình, từng bản làng xa xôi, với tất cả mấy chục triệu dân. Còn sân khấu cũng một đêm diễn chỉ có mấy trăm khán giả, lượng người xem đã khác. Tuy nhiên, còn có yếu tố khách quan đó là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo với nghệ thuật sân khấu.

Ở truyền hình, điện ảnh đã được đầu tư rất lớn về trang thiết bị kĩ thuật, HD, 3D, 4D…tất cả chất lượng hình ảnh rất đẹp. Còn sân khấu vẫn chỉ có độ chục cái đèn. Ví dụ Nhà hát của tôi muốn xin một cái màn hình led nhưng Bộ không giải quyết vì cho rằng không cần thiết phải dùng. Nhưng thực tế cần rất nhiều xử lý kỹ thuật, bởi sân khấu đem lại giá trị thẩm mỹ rất cao. Mọi người đến với cái đẹp không thể nào cứ vài ba bộ quần áo nông dân đóng một vở kịch từ đầu đến cuối, thay vào đó cần phải xử lý ánh sáng, trang trí.

Sân khấu vẫn là một mặt phẳng không thể nâng lên hạ xuống, mở ra đóng vào được nó rất cũ kỹ và xưa lắm rồi. Ở nước ngoài, yếu tố này đã phát triển từ lâu nên các sân khấu lớn trên thế giới rất dễ dàng xử lý. Do đó, đạo diễn và diễn viên tung tẩy trên sân khấu, làm nhiều điều hiệu quả đem đến giá trị thẩm mỹ cao. Trong khi ở mình sân khấu không có sự quan tâm đến nơi đến chốn. Họ sẽ nói vẫn cấp cái này cái kia nhưng những người cấp không làm nghệ thuật, họ không hiểu về nghệ thuật.

Có rất nhiều yếu tố để nói về sự thưa thớt mà khán giả quay lưng lại với sân khấu. Trân trọng ư? Sự trân trọng nếu được thể hiện khán giả sẽ cảm nhận được ngay. Nếu bạn đi xem bạn chỉ xem được một lần. Còn những đêm diễn ở nước ngoài khán giả đi xem năm bảy lần họ vẫn không chán.

Hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, cô không chạy sô nhiều hiện tượng bị quỵt tiền có khi không xảy ra nhưng hẳn sẽ có nhiều câu chuyện khi đóng phim?

- Quỵt tiền chẳng phải nhưng thực sự nói cát sê phim của Việt Nam quá rẻ, không đủ nuôi sống mình. Ngày xưa ở nhà hát, mọi người nói tiền cát sê bồi dưỡng diễn viên luôn luôn chạy theo bát phở. Bây giờ không đến mức như vậy nhưng gọi là đủ sống, không phải dư dả.

Nhiều khi mọi người nói nghệ sĩ làm nghề có thể mua sắm được cái này cái kia nhưng tôi cho rằng đó là những người giỏi. Thực sự với tôi đi làm phim cũng chỉ đủ ăn, đủ sống, sống được bằng nghề của mình đã tốt rồi.

Có câu chuyện, khi tôi đóng phim 'Mùa ổi', lúc sang Trung Quốc, Hội điện ảnh Trung Quốc và các nghệ sĩ hỏi, đóng phim ấy cát sê bao nhiêu. Tôi nói vống lên bảo được mấy nghìn đô nhưng so ra vẫn thấp hơn họ nhiều. Họ ngạc nhiên bảo tôi sao không sang đây làm vì có thể cát sê của họ cao hơn nhiều.

Nói thật, làm tất cả các nghề liên quan đến nghề, từ đóng phim, diễn kịch, lồng tiếng, thu đài, làm MC… như tôi nếu sống ở nước ngoài chắc rất giàu.

Phần 2: NSND Lan Hương kể về mẹ chồng, về chồng và lúc "lạc lối"

Sơn Hà - Xuân Quý - Đức Yên - Huy Phúc

Chuyện Đồng Tâm: Khi lãnh đạo lắng nghe và đến với dân

Sau 7 ngày hết sức căng thẳng, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội giờ đã hạ nhiệt khi lãnh đạo biết lắng nghe và chủ động đến với người dân.

Để đạt được sự đồng tâm

Trong những ngày xảy ra vụ việc ở Đồng Tâm, rất nhiều người nói đến đối thoại, và quả thật, thực tâm đối thoại đã hạ nhiệt. Không chỉ có thể, nhằm ngăn ngừa những vụ việc tương tự, đối thoại cần diễn ra từ sớm, cộng đồng dân cư là người chủ, người tham gia thật sự trong quá trình ra quyết định phân bổ nguồn lực đất đai.

Tham vấn giữa các bên để tìm ra giải pháp ngay khi xung đột mới bắt đầu sẽ giúp tháo ngòi căng thẳng của các tranh chấp liên quan đến vấn đề đất đai. Người dân bị thu hồi đất dễ đi đến những cách giải quyết hợp lý nhất khi mà sự việc chưa leo thang đến mức tác động nặng nề đối với tâm lý, tình cảm của họ và họ tìm mọi lý do để phản đối cách giải quyết.

Trên thực tế, không ít ví dụ tích cực về đối thoại, tham vấn về các vấn đề đất đai. Ví dụ, cách đây hơn 20 năm, một xã nghèo ở phía nam Hà Nội (Thanh Văn - Quốc Oai) cần dồn điền, cần xây đường sá, kênh mương..., nhưng không có tiền. Bí thư xã đã nghĩ ra sáng kiến đấu thầu những mảnh đất công nằm xen kẽ trong dân mà không canh tác được. Sáng kiến được đưa ra cho dân bàn bạc, góp ý, nhận được sự ủng hộ, dân lại trực tiếp tham gia thực hiện, giám sát, thu lại một khoản tiền lớn, không những đủ để chi cho các công trình hạ tầng nông thôn, mà còn dư để lập Quỹ hưu nông dân.

Ở phạm vi rộng hơn, khoảng gần 10 năm nay, Quốc hội, HĐND nhiều tỉnh/thành đã tiến hành các hoạt động để hỏi, lắng nghe, thu thập ý kiến, quan điểm của các nhóm khác nhau trong xã hội về những chính sách mà HĐND chuẩn bị hoặc đã ban hành. Người dân, nhất là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách có cơ hội bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình với Quốc hội, HĐND, có lúc ở trụ sở HĐND, lúc khác ở nhà văn hóa xã, thậm chí ngồi ở ngay nhà mình, trong phòng khác, bên hiên nhà. Không chỉ dừng ở đó, nguồn thông tin đầu vào từ người dân đã được xử l‎ý, phân tích, tiếp thu để chỉnh lý các chính sách cho phù hợp nhất.

Những trường hợp trên đây, cũng như nhiều trường hợp tương tự khác ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy, cách giải quyết tốt nhất là để người dân có đại diện cho họ, có tiếng nói và tham gia vào quá trình thương lượng, xây dựng, thực thi chính sách, đảm bảo lợi ích của người dân. Điều này giúp thu thập được lượng thông tin lớn hơn, những quan điểm và giải pháp tiềm năng đa dạng hơn, và nâng cao chất lượng những quyết sách cuối cùng.

Không những thế, sự tham gia đó giúp xây dựng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, tăng chất lượng dân chủ và tăng cường năng lực của nhân dân. Điều này mang lại cảm giác cho người dân họ được dự phần, chứ không phải đứng ngoài vào quá trình ra quyết sách của chính quyền. Người dân là một phần không tách biệt của quá trình đó. Khi tham vấn người dân, lắng nghe họ, mang lại sự dung hợp cho chính sách, quyền lực của nhân dân ủy quyền không bị mất đi, không bị lạm dụng, chiếm dụng bởi một nhóm nhỏ.

Xã Đồng Tâm, Làng Hoành, Mỹ Đức Hà Tây, Nguyễn Đức Chung, Thu hồi đất, Luật đất đai
Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về gặp gỡ người dân Đồng Tâm

Những ngày này, chuyện liên quan đến đất đai được xới lại, với nhiều ý kiến tiếp tục cho rằng việc tạo dựng khung khổ pháp lý bảo đảm cho sự vận hành thực tế của quyền đó trên thị trường đất đai và bất động sản là những giải pháp phát triển cơ bản đối với Việt Nam. Ít nhất, cũng phải đảm bảo quyền lợi cho người dân để có tiếng nói thương thuyết với chủ đầu tư khi chuyển dịch đất đai, chứ không nên phụ thuộc phần lớn vào quan hệ giữa chủ đầu tư với chính quyền địa phương như hiện nay.

Trong việc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giao đất đo cho chủ đầu tư dự án, nhiều người đã kiến nghị, và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh từng thí điểm áp dụng phương pháp góp giá trị quyền sử dụng đất hoặc giá trị bồi thường thành cổ phần trong dự án đầu tư. Nhưng chương trình đã phải dừng lại vì chưa nhận được sự hưởng ứng của cả phía nhà đầu tư lẫn phía người đang sử dụng đất, do chưa đạt tới mức bảo đảm được sự tin cậy giữa các bên tham gia quan hệ thị trường. Cần tới một số quy định của luật pháp tiếp nhận vai trò của bên thứ ba để bảo đảm cho độ tin cậy giữa hai bên tham gia.

Sự rõ ràng, rành mạch liên quan đến đất đai sẽ có thể giảm thiểu các tranh chấp trong thu hồi đất.

Những giải pháp khác cũng từng được đề xuất nhiều như chia sẻ lợi ích từ các dự án đầu tư mà phải thu hồi đất. Lợi ích bằng tiền có thể là các khoản bồi thường thêm cho dân cư bị ảnh hưởng, thiết lập các quỹ phát triển vùng dài hạn, thiết lập quan hệ đối tác giữa nhà đầu tư và cộng đồng để chia sẻ những lợi nhuận lâu dài thu được từ dự án.

Chia sẻ lợi ích không bằng tiền có thể thực hiện dưới hình thức khôi phục sinh kế cho cộng đồng, xây dựng hạ tầng xã hội như nhà cửa, trường học, y tế hay hệ thống cấp thoát nước. Hoặc là khi quy hoạch dự án phát triển, cần căn cứ vào số lượng người đang sử dụng đất nông nghiệp, đất ở để bố trí trả lại cho người đang sử dụng đất diện tích đất đô thị tương ứng sao cho giá trị đất đô thị nhận được phải cao hơn giá trị đất nông nghiệp họ sử dụng trước đó. Một diện tích đất sản xuất kinh doanh nhất định được đưa ra bán để có kinh phí thực hiện toàn bộ dự án. Toàn bộ việc triển khai dự án được cộng đồng những người đang sử dụng đất, cộng đồng dân cư thảo luận và đồng thuận trong triển khai dự án.

Cũng cần có những cơ quan đăng ký sở hữu đất minh bạch và hiệu quả; Và cũng cần có hệ thống tòa án có năng lực và sẵn sàng bảo vệ các quyền tài sản cá nhân trước các cơ quan nhà nước và chủ đầu tư. Hiện nay các tòa hành chính không có thẩm quyền xem xét các yếu tố nội dung của các vụ tranh chấp thu hồi đất cũng như tính hợp lý của giá đền bù. Theo Luật, các tòa hành chính chỉ có thẩm quyền xem xét các hành vi hành chính hay quyết định hành chính đơn lẻ. Các quy định mang tính quy phạm pháp luật và chính sách thu hồi đất do chính quyền trung ương và Hội đồng nhân dân địa phương ban hành không phải là đối tượng tố tụng hành chính.

Những cải cách nhằm mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa hành chính sẽ giúp người sử dụng đất có lợi thế hơn trong các vụ tranh chấp thu hồi đất. Đồng thời, hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải độc lập với hệ thống hành chính. Việc thành lập cơ quan tài phán chuyên trách về đất đai ở cấp trung ương hoặc cấp vùng có thể khắc phục phần nào tình trạng các tòa án địa phương ủng hộ cho các chính sách quy hoạch của chính quyền địa phương. Phòng ngừa tham nhũng trong hệ thống tòa án thông thường sẽ đảm bảo năng lực bảo vệ các lợi ích đất đai của người dân và tạo một sân chơi bình đẳng giữa người dân mất đất và các cơ quan nhà nước cũng như các chủ đầu tư đầy thế lực.

Còn tiếp

Nguyễn Đức Lam

Tranh luận: "Cấm xe máy, nên hay không?"

- "Cấm xe máy: Nên hay không nên?" là chủ đề bàn tròn trực tuyến vừa phát trực tiếp lúc 11h hôm nay, 26/4 với TS Khuất Việt Hùng, PCT UBATGTQG và ông Ngô Việt Dũng, đại diện nhóm admin Diễn đàn Otofun.

Cấm xe máy: Cách tiếp cận thiếu tính xây dựng
Đề xuất cấm xe máy chạy trên đường

Ý kiến "Phải cấm xe máy, không đem cái nghèo ra doạ nhau" tại một hội thảo khoa học về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân" tại Tp HCM đã dấy lên nhiều tranh cãi suốt tuần qua.

"Cấm xe máy" tại 2 thành phố lớn là vấn đề đã được đặt ra từ khoảng 20 năm nay, nhưng câu chuyện hôm nay bàn luận dường như vẫn chưa có gì thay đổi. Nó vẫn luôn xuất phát từ các mục đích như chống ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, điều phối lại việc sử dụng hạ tầng giao thông... và thực tế, chưa khi nào, đạt sự đồng thuận cao trong đông đảo nhân dân.

Hà Nội và Tp HCM đều đã nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản lý phương tiện cá nhân phương án, trong đó, từ cuối năm 2016, Hà Nội đã nghiên cứu về đề án kiểm soát phương tiện cá nhân với 1 nội dung dự kiến sẽ cấm xe máy bắt đầu từ năm 2030. Tại Tp HCM, vấn đề này mới được đặt ra tại một số hội thảo khoa học.

cấm xe máy, đề án cấm xe máy, giảm ùn tắc giao thông,hạn chế phương tiện cá nhân
Tắc đường do xem máy, ô tô hay do hạ tầng kém? (ảnh: Vietnamnet)

Tuy nhiên, khi đụng đến vấn đề "cấm xe máy" hay kiểm soát phương tiện cá nhân bằng tăng phí cao, dư luận luôn băn khoăn trước nhiều câu hỏi: Cấm xe máy, tôi đi bằng gì? Xe máy có phải là tội đồ duy nhất gây ùn tắc giao thông? Người nghèo đi xe máy để mưu sinh sẽ ra sao? Phương tiện giao thông công cộng đến bao giờ mới có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân...?


cấm xe máy, đề án cấm xe máy, giảm ùn tắc giao thông,hạn chế phương tiện cá nhân
Từ trái sang phải: Ông Ngô Việt Dũng, đại diện Diễn đàn Otofun và ông Khuất Việt Hùng, Phó CT Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia- tham gia bàn tròn "Cấm xe máy: Nên hay không nên?".

Trước vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm này, VietNamNet tổ chức Bàn tròn trực tuyến sẽ phát trực tiếp lúc 11h hôm nay, 26/4 với 2 khách mời:

- Ông Khuất Việt Hùng,Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia

- Ông Ngô Việt Dũng, đại diện nhóm quản trị Diễn đàn Otofun, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty OTV, đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý cho Diễn đàn này. Đây diễn đàn lớn với 500 ngàn thành viên quan tâm và thường xuyên trao đổi về vấn đề đi lại, xe cộ, tình hình giao thông nói chung.

Mời bạn đọc đón xem chương trình đã được phát trực tiếp trên trang VietNamNet và live stream qua fanpage Vietnamnet.vn tại video sau:

cam xe may
Play

Mọi ý kiến xin gửi về email: gocnhinthang@vietnamnet.vn hoặc chia sẻ tại fanpage Vietnamnet.vn.

VietNamNet

"Giáo sư mặc quần sooc" và tính hai mặt của truyền thông

Biết đâu, khởi nghiệp sáng tạo của vị GS này ở Việt Nam lại có thành quả- bắt đầu từ chiếc quần … sooc?

Sau những ngày dư luận xã hội bỗng nhiên được “chùng” xuống trước cách giải quyết tình huống khôn ngoan và khéo léo của chính quyền tại vụ việc Đồng Tâm, Mỹ Đức (Hà Nội), thì mới đây thôi, dư luận xã hội lại dậy sóng khá xôm tụ xung quanh chiếc quần… sooc của một vị giáo sư (GS).

Đó là việc trên báo chí, các trang mạng xã hội truyền đi hình ảnh ông Trương Nguyện Thành- GS của Đại học Utah (Mỹ), cũng là người vừa nhận chức Phó Hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Hoa Sen lúc thì mặc quần sooc, áo phông, lúc mặc quần sooc áo vets giảng bài cho sinh viên về khởi nghiệp sáng tạo.

Khỏi phải nói, chiếc quần sooc đã làm “nghiêng ngả” cư dân mạng ra sao.

Bởi lẽ, xã hội Việt Nam tuy đã và đang trên hành trình hội nhập hiện đại, nhưng vẫn là một xã hội phương Đông với những tập quán, quan niệm, thậm chí là định kiến văn hóa ăn mặc khá cụ thể. Y phục xứng kỳ đức là tổng kết của dân gian- sâu sắc và tinh tế. Người làm sao, quần áo hao hao làm vậy.

Ngay lập tức các phản hồi trên báo chí, trên các trang mạng xã hội như chia hai ngả rõ rệt. Ngả phản đối, ngả tán thành. Người tám lạng kẻ nửa cân, bất phân thắng bại.

Giáo sư mặc quần sooc, ông Trương Nguyện Thành, GS Đại học Utah (Mỹ), Việt kiều Mỹ

Giáo sư Trương Nguyện Thành trong buổi giảng về "Lộ trình sáng tạo" ngày 22 và 23/4.

Những người ủng hộ, như một bạn đọc của VietNamNet, ngày 23/4 cho rằng "Tôi thấy bên Úc và Mỹ các thầy lên lớp vẫn mặc quần sooc bình thường, cười đùa tán với học sinh rất thoải mái nhưng học hành, tranh luận, chấm điểm và đánh giá học sinh rất nghiêm túc. Chất lượng đào tạo của họ thì khỏi phải nói. Vì vậy cũng không nên câu nệ quần áo làm gì, trừ các trường hợp lễ lạt hoặc kỷ niệm gì đó".

Nhưng ngay lập tức, có không ít bạn đọc phản đối. Người ta cho rằng, ăn mặc như thế là không tôn trọng những người có mặt. Nhất là cùng ngồi với GS Trương Nguyện Thành hôm đó, còn có hai khách mời khác ăn mặc lịch sự.

Thậm chí có ý kiến phân tích: "Không phải lối sống Mỹ. Ở các trường ĐH danh tiếng, không một GS hay giảng viên nào mặc quần sooc để giảng bài. Lối sống Mỹ thoải mái trong cách ăn mặc, trong quan hệ tình dục nhưng là ở môi trường khác chứ không phải trong các cơ sở giáo dục. Lên truyền hình nói chuyện về thể thao thì được!"

Rõ ràng, cho dù hiện đại, bạn đọc công tâm phân biệt rất rạch ròi, cụ thể, nơi nào… có thể và không thể.

Nhưng đây mới là điều bất ngờ nhất. Cũng theo VietNamNet, ngày 23/4, trước sự dậy sóng của dư luận, GS Trương Nguyện Thành cho biết, đây là hình ảnh xuất hiện trong buổi học ông dạy sinh viên về khả năng sáng tạo. Theo ông, muốn phát huy khả năng sáng tạo, phải đánh vào điểm nhấn là gỡ bỏ hết định kiến, và giới hạn tư tưởng mà trước đó mọi người nghĩ phải đi một con đường nào đó. Do vậy, trong buổi học ông đã sử dụng trang phục này.

Và ông cũng bày tỏ, nếu chỉ nhìn vào bức hình sẽ không hiểu được câu chuyện sau lưng như thế nào. Bình thường ông ăn mặc, làm việc nghiêm chỉnh và không làm hay nói đều gì gây sốc. Việc ông mặc như vậy chỉ mục đích minh chứng một vấn đề cho sinh viên hiểu, không ngờ mọi chuyện lại có hiệu ứng như vậy.

Nghĩa là bản thân Gs Trương Nguyện Thành cũng quan niệm về ăn mặc đúng nơi đúng chỗ như số đông. Vậy cơn cớ dậy sóng dư luận là ở đâu?

Đó là tính tương tác và… hai mặt của thế giới phẳng.

Ai cũng biết, trong thời của IT, chỉ một cú nhấp chuột, một sự kiện xảy ra bên Tây bán cầu, ngay lập tức bên Đông bán cầu cũng đã biết. Nữa là chiếc quần sooc lạ mắt giữa giảng đường, giữa những sinh viên đang háo hức về con đường khởi nghiệp, trong tay sẵn chiếc điện thoại di động với chức năng chụp ảnh, quay video, với tâm lý bất cứ chuyện gì xảy ra, cũng có thể ngay lập tức đưa lên FB, và chuyện càng lạ, càng hot, càng có cớ câu view, câu like.

Và thế là chỉ có chiếc quần sooc của một ông GS Việt kiều ở Mỹ đã làm nóng cộng đồng mạng, nóng các trang báo truyền thông trong nước vốn còn nóng … câu view hơn cả các facebooker. Mặc dù chủ nhân đầu tiên của những hình ảnh đó có thể cũng không ngờ tới hiệu ứng khi hồn nhiên (hoặc chủ ý) lăng xê chiếc quần sooc giữa một đám quần dài.

Có điều, sự tương tác, sự cảm nhận của bạn đọc thời thế giới phẳng rất hai mặt và khác biệt. Có người đọc kỹ, ngược lại có người chỉ cần nhìn hình ảnh không thuận mắt đã “chém gió phần phật”, chẳng cần biết bản chất của hình ảnh đó phản chiếu điều gì.

Cũng rất ngẫu nhiên, tương tự như chuyện của GS Trương Nguyện Thành, mấy ngày qua các trang mạng XH cũng nóng rực những cảm xúc lẫn lời bình trái ngược của bạn đọc về hình ảnh một người lính- sĩ quan cảnh sát cơ động chào tạm biệt bà con nông dân Đồng Tâm trước khi chia tay. Những lời bình đó nó tùy thuộc vào nhận thức, phông văn hóa mỗi người. Có những người nhân danh nhà văn hẳn hoi, có tác phẩm được chú ý mà có những lời bình vô văn hóa kỳ lạ. Và ngược lại, có biết bao lời bình trân trọng một hành vi văn hóa của người lính- sĩ quan này.

Thế giới ảo, nhưng phông văn hóa người phản chiếu rất thật.

Cho dù rất sượng và khập khiễng về sự so sánh tư duy sáng tạo, và phải chấp nhận những lời bình, dù xuôi hay ngược, thì việc tự lấy mình làm … giáo cụ trực quan, lăng xê một cách có chủ ý của vị GS về chiếc quần sooc dị biệt giữa hàng trăm chiếc quần dài phổ biến, đã thành công. Như ông nói, muốn phát huy khả năng sáng tạo, thì phải đánh vào điểm nhấn là gỡ bỏ hết định kiến, và giới hạn tư tưởng mà trước đó mọi người nghĩ phải đi một con đường nào đó.

Chẳng biết, con đường gỡ bỏ định kiến và giới hạn tư tưởng của ông sẽ ra sao, nhưng một nhà báo trẻ đã viết: Ông Trương Nguyện Thành, từ nay có từ khóa “GS mặc quần sooc”, nghĩa là giờ ông về Việt Nam mà kiếm tiền quảng bá hình ảnh- một phát lên ngay à!

Nghĩa là chưa thành công đã… thành nhân.

Nhưng biết đâu, khởi nghiệp sáng tạo của vị GS này ở Việt Nam lại có thành quả- bắt đầu từ chiếc quần … sooc?

Kỳ Duyên

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, các nước lớn 'nhắc nhở'

Có thể thấy G7 không chỉ “hoài nghi” mà thật sự quan ngại về tham vọng đi kèm hành động ẩn chứa những rủi ro bạo lực vô pháp của TQ.

Tại cuộc họp mới đây, các nhà lãnh đạo thuộc khối G7 (Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ) đã bày tỏ quan ngại đối với vấn đề tranh chấp trên biển vốn liên quan đến an ninh nhiều quốc gia. Cuộc họp G7 lần này cũng có sự hiện diện của Liên minh châu Âu (EU).

Trong tuyên bố chung của mình, nhóm lãnh đạo G7 tuyên bố “chúng tôi nhận thấy phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) ngày 12/7/2016 là nền tảng hữu ích đối với các nỗ lực nhằm giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”.

Lo ngại xu hướng bạo lực của Bắc Kinh

Trước đây, nhóm các nước G7 thường được nhắc đến với các những thảo luận về chính sách và vấn đề kinh tế, hơn là những nội dung chính trị thuần túy. Tuy nhiên khoảng vài năm gần đây, các nhà lãnh đạo G7 đã quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an ninh, chính trị, bao gồm cả xung đột ở Biển Đông.

Tại cuộc họp lần này, G7 không chỉ thảo luận về sự kiện Mỹ tấn công tên lửa vào Syria và lệnh trừng phạt Nga, mà còn bày tỏ sự phản đối về vấn đề quân sự hóa tại Biển Đông

Tuyên bố chung của G7 “nhắc nhở” các quốc gia liên quan cần tránh bất kỳ hành động đơn phương có thể làm tăng căng thẳng tình hình khu vực, như đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cải tạo các vùng biển rộng lớn, xây dựng các tiền đồn với mục đích quân sự. Dù không đề cập cụ thể đến quốc gia nào, nhưng với những gì đang diễn ra hiện nay ở Biển Đông, gần như có thể khẳng định G7 đang nhắm vào TQ.

Tính đến nay, tại khu vực Biển Đông, duy chỉ có TQ ra yêu sách (Đường Chín Đoạn) trái với luật pháp quốc tế và chưa có dấu hiệu từ bỏ, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài hồi năm ngoái, tấn công trực diện vào yêu sách của Bắc Kinh: (i) Quyền lịch sử mà TQ áp đặt đối với vùng biển phía bên trong “đường lưỡi bò” là vô hiệu; (ii) Các thực thể địa lý trong khu vực Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý và không tạo ra một vùng biển như một thực thể thống nhất; (iii) Những hoạt động cải tạo đảo của TQ đối với quần đảo Trường Sa là vi phạm luật quốc tế.

Biển Đông, Trung Quốc, G7, Đảo nhân tạo, Trường Sa, Hoàng Sa, Đường lưỡi bò

Hình ảnh vệ tinh cho thấy TQ lắp đặt các loại vũ khí phòng thủ quan trọng trên một loạt đảo nhân tạo do nước này xây dựng trái phép tại Biển Đông. Trong ảnh: Các cấu trúc hình lục giác được phát hiện tại đá Gaven. Nguồn: CSIS/AMTI

Năm ngoái, trước thềm Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết, G7 cũng tuyên bố ủng hộ và kêu gọi các nước liên quan tuân thủ chặt chẽ, lấy đó làm cơ sở giải quyết tranh chấp. Việc nhắc lại quan điểm “thượng tôn pháp luật” lần này không chỉ là một tuyên bố ngoại giao trước sau thống nhất, mà còn là một tuyên bố gián tiếp phủ nhận các yêu sách vô lý mà Bắc Kinh cố tình theo đuổi bấy lâu nay.

Điều cần lưu ý là tuyên bố G7 được đưa ra sau khi phía TQ có thông tin nước này sẽ tiến hành xây dựng một trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough (?!) hồi tháng trước. Các nhà quan sát nghi ngờ đó là một “phần nổi” của tảng băng mà TQ thực sự mong muốn xây dựng – một khu phức hợp quân sự có vai trò chiến lược tại Biển Đông và trong cả khu vực.

Việc thẳng thắng nhấn mạnh “chống quân sự hóa”, kêu gọi biện pháp “xây dựng lòng tin”, “xây dựng an ninh”, “giải quyết tranh chấp hòa bình, thiện chí, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có cơ chế Tòa Trọng tài”,... cho thấy G7 không dừng ở “hoài nghi” mà thật sự quan ngại về tham vọng đi kèm hành động ẩn chứa những rủi ro bạo lực vô pháp của TQ. Không chỉ các nước ASEAN mà nay G7 cũng kêu gọi các nước phải xây dựng và tuân thủ Quy tắc Ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Bổ trợ cho giải quyết tranh chấp Biển Đông

Tuyên bố của G7 một lần nữa cho thấy các tranh chấp chủ quyền biển tại khu vực Biển Đông nói chung và tại Tây Thái Bình Dương nói riêng gây quan ngại lớn không chỉ cho các nước có liên quan. Tại hội nghị G7 năm ngoái do Nhật Bản làm chủ nhà, TQ đã phản ứng hết sức cương quyết trước tuyên bố chung của G7, cho rằng các nước thuộc nhóm này đã “đưa ra phát ngôn khiến căng thẳng leo thang”.

Nhật Bản và Mỹ là hai thành viên nổi bật trong nhóm G7 và có lợi ích trực tiếp liên quan tới các tranh chấp hàng hải ở khu vực. Mặc dù phát ngôn của G7 không thể giúp ngăn cản hành vi của TQ, nhưng tiếng nói từ các nước công nghiệp lớn của thế giới luôn là sự ủng hộ cần thiết, giúp tăng sức ép cụ thể lên các hoạt động phi pháp của TQ ở khu vực, tạo sức nặng giúp duy trì tính pháp lý của phán quyết Tòa Trọng tài, làm giảm tính chính danh của Bắc Kinh trong các tranh chấp.

Tuy nhiên, các phát ngôn của G7 hay bất cứ một tổ chức quốc tế nào khác chỉ mang tính bổ trợ cho cuộc đấu tranh chủ quyền dài hạn Biển Đông. Năm trong bảy nước G7 nằm ngoài tranh chấp và không có lợi ích trực tiếp gắn với tranh chấp.

Hiện tại, khó có thể đòi hỏi toàn bộ nhóm phải có cách tiếp cận mạnh mẽ và trực tiếp hơn. TQ có mối quan hệ thương mại và kinh tế lớn với các nước G7. Các tính toán về lợi ích và chiến lược ở tầm toàn cầu của các nước lớn khiến cho họ kiểm soát các mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ và đầy thực dụng. G7 cũng hiểu rằng các phát ngôn chỉ trích TQ của họ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chính sách, và phản ứng mà Bắc Kinh đưa ra dù ở mức độ nào cũng là điều có thể dự đoán trước.

Yếu tố chính yếu thúc đẩy các biện pháp hiệu quả nhằm quản trị tranh chấp ở khu vực không gì khác hơn đến từ chính các mắt xích trực tiếp có liên quan, mà chủ yếu là giữa TQ – các nước Đông Nam Á và mối quan hệ giữa các nước lớn. Chính bản thân G7 đã nhấn mạnh rằng các bên tranh chấp cần phải tìm lối thoát bằng đàm phán theo những cách thức hoà bình và không gây ra bất ổn khu vực mà COC là một gợi ý quan trọng.

Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn, ở đây là các nước G7, là một cách tiếp cận ngoại giao đúng đắn cho các nước như Việt Nam như một phần trong chiến lược ngoại giao nói chung. Tăng cường tiếp xúc nhằm trao đổi các vấn đề liên quan tới luật pháp quốc tế hay an ninh quốc phòng đã và đang trở thành những điểm tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước G7, ngoài yếu tố kinh tế.

Tàu Giao Long của Trung Quốc vừa đến địa điểm khảo sát trên Biển Đông, khởi động chuyến thám hiểm sâu.

Sau khi được tàu chuyên chở Hướng Dương Hồng 09 đưa đến địa điểm định sẵn, tàu lặn Giao Long hôm nay dự kiến tiến hành thám hiểm ở Biển Đông, Xinhua đưa tin. Tuy nhiên Trung Quốc không tiết lộ vị trí cụ thể của tàu lặn.

Theo kế hoạch, hoạt động của tàu Giao Long sẽ kéo dài đến 13/5. Con tàu này hồi 2012 lặn đến độ sâu hơn 7.000 m ở Mariana, rãnh sâu nhất đại dương ở tây Thái Bình Dương. (Nguồn Vnexpress)

Đỗ Thiện – Nguyễn Thế Phương*

* Hai tác giả là Nghiên cứu viên cộng tác Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) – ĐHQG TP.HCM. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm cá nhân của hai tác giả.

NSND Lan Hương kể về mẹ chồng, về chồng và lúc "lạc lối"

- "Tôi sống cùng mẹ chồng 9 năm trong đó có 5 năm bà bị tai biến nằm liệt. Tôi vẫn nhớ những lúc nằm ốm, bà bảo: "Chị về nấu tôi còn ăn được''. Bà yêu quý tôi như con đẻ" - NSND Lan Hương nói.

NSND Lan Hương vống cát sê và cấp cứu ở "Sống chung với mẹ chồng"
Lộ kết phim 'Sống chung với mẹ chồng'?
Diễn viên 'Sống chung với mẹ chồng' kể hậu trường đóng cảnh nóng
NSND Lan Hương bị hàng xóm mắng té tát vì vai mẹ chồng ghê gớm
'Sống chung với mẹ chồng': Ai cho phép cô 'cưỡi' lên người con trai tôi?
NSND Lan Hương bức xúc vì bị lạm dụng hình ảnh
NSND Lan Hương 3Play
Clip 1: NSND Lan Hương chia sẻ về chồng.
NSND Lan Hương 4Play
Clip 2: NSND Lan Hương và những câu chuyện với mẹ chồng và con dâu.

Nhắc đến NSND Lan Hương không thể thiếu NSƯT Đỗ Kỷ. Chú không chỉ là người bạn diễn trên phim mà còn là người thầy, người tình và người chồng nhiều năm qua của cô. Nghệ sĩ Đỗ Kỷ đóng vai trò ra sao vào sự thành công trong nghề nghiệp lẫn chỗ dựa tinh thần cho cô?

- Đúng vậy. Nếu không có anh ấy tất cả công việc của tôi đã không được hoàn thành và đương nhiên không có NSND Lan Hương hôm nay, đó là điều chắc chắn.

Cô và chú từng đóng cặp với nhau trên phim ảnh. Hai vợ chồng đóng cùng có nhiều thuận lợi nhưng có khi nào lại là bất lợi?

- Chúng tôi không đóng cặp với nhau nhiều, duy nhất trong 'Nếp nhà', còn lại rất hạn hữu. Thêm một vở kịch trên sân khấu hai người đóng cùng nhưng rất ngắn.

10 năm từ khi ra trường đến trước khi cưới, chúng tôi thường xuyên đóng cặp. Nhưng khi cưới nhau lúc xoá bỏ bao cấp, sân khấu đang rất khó khăn, nhà hát bắt đầu dựng những vở ít nhân vật lúc đó chồng tôi đã là đoàn phó một đoàn.

Tôi nhớ mãi vở diễn ‘Biển cồn cào”, nhà hát phân hai vợ chồng đóng vai hai chính. Chúng tôi bàn nhau, một vở có 6 diễn viên, đoàn có 30 người hai vợ chồng đóng chính vậy những người khác sẽ làm gì, cuộc sống của họ cũng rất khó khăn và họ rất yêu nghề muốn được thể hiện. Do vậy, chồng tôi xin rút đóng vai thứ nhường cho một bạn khác.

Hai vợ chồng có quan niệm tự phát triển nghề bằng cái tôi cá nhân, không lệ thuộc vào người khác về mặt nghề nghiệp.

Sống chung với mẹ chồng, NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ, Hotface,
Vợ chồng NSND Lan Hương đóng cùng nhau trên phim.

Những năm gần đây nghệ sĩ Đỗ Kỷ dành nhiều thời gian cho công việc ở Cục Nghệ thuật biểu diễn và những bộ phim tham gia cũng thưa thớt dần. Nghệ sĩ Đỗ Kỷ làm trong cơ quan quản lý về văn hóa nhiều áp lực vậy cô chia sẻ với công việc của chồng ra sao?

- Chắc chắn thời gian làm việc ở cơ quan của anh gò bó hơn. Nhưng như những gì khán giả nhìn thấy, anh vẫn cố gắng xuất hiện trên màn ảnh, điển hình như phim "Người phán xử" đang phát sóng anh cũng góp mặt. Hầu như năm nào anh cũng xuất hiện ít nhất một đến hai bộ phim.

Để có được sự xuất hiện này cũng khó khăn bởi anh phải làm trong những ngày nghỉ, nghỉ phép tranh thủ rất nhiều, công việc đương nhiên vất vả hơn. Hiểu được điều đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều chia sẻ, nếu người nào đi làm phim sẽ có người khác đảm nhiệm công việc gia đình.

Nhiều người quan niệm, nghệ sĩ lấy nhau sẽ rất lãng mạn, không biết gia đình cô thế nào? Có khi nào chú hoặc cô “lạc lối”, rung động với người khác?

- Đương nhiên rồi. Con người có trái tim ắt phải biết rung động. Không hẳn với bạn diễn đôi khi với những người gặp vài lần nhưng tình cảm và sự chân thành của họ cũng khiến con tim rung động.

Một người phụ nữ xinh đẹp chắc chắn có nhiều người thích, yêu, buông lời hoa mỹ sẽ không tránh khỏi sự xúc động. Nhưng cảm xúc này dừng lại ở đâu, nên nằm chỗ nào mình phải hiểu. Chồng tôi là một nghệ sĩ, hình thức cao to đẹp trai, tính tình nhẹ nhàng nhiều người yêu mến. Nhưng hai vợ chồng tôi luôn có sự tin tưởng không ai phải làm tổn thương người khác và mất thời gian với việc ghen tuông, bực bội.

Sống chung với mẹ chồng, NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ, Hotface,
Hai vợ chồng NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ.

Người phụ nữ tháo vát, những ông chồng sẽ được nhờ nhưng đồng nghĩa với việc họ sẽ tự làm khổ mình. Cô suy nghĩ gì về điều này? Với nghệ sĩ Đỗ Kỷ có điều gì trong cuộc sống cô không thể chia sẻ, muốn giữ cho riêng mình?

- Vợ chồng tôi quen nhau từ khi rất trẻ, lấy nhau và cùng chung sống. Chúng tôi đã ở bên 40 năm vì vậy hiểu nhau quá rõ, có những điều hầu như không phải nói nửa kia cũng biết mình nghĩ gì.

Còn tôi nghĩ, ai cũng đều cần được tôn trọng, chắc chắn chồng tôn trọng góc khuất của tôi và tôi cũng tôn trọng góc khuất của anh ấy.

Nói vậy, nhưng tất cả mọi việc trong cuộc sống hằng ngày chúng tôi đều chia sẻ, không giấu nhau điều gì, từ kinh tế đến tất cả mọi mối quan hệ trong công việc. Tôi làm gì, đi đâu anh cũng biết và anh đi đâu làm gì tôi cũng hay.

Hai vợ chồng cố gắng giữ mối quan hệ như hai người bạn, hai người yêu. Tuy nhiên cũng phải nhắc nhau, mỗi năm trôi qua là một sự may mắn, không được chủ quan, không phải đến bây giờ tôi hoặc anh ấy buông thoải mái muốn sống thế nào thì sống. Chúng tôi vẫn phải trân trọng từng ngày.

Cô đã làm dâu và bây giờ đang làm mẹ chồng. Những năm tháng làm dâu cô tích luỹ được bài học gì và áp dụng như thế nào trong cách hành xử với con dâu?

- Còn trẻ tôi cũng bướng bỉnh. Tôi hay đọc sách về những câu chuyện mẹ chồng nàng dâu và nghĩ mình cứ coi nhà chồng như nhà mình, yêu thương mọi người không có lý gì mọi người không yêu thương mình.

Và tôi thực hiện điều này khi đi lấy chồng dù những ngày đầu cũng có lúc khó hoà nhập bởi cách ăn uống, cách sinh hoạt trong mỗi gia đình cũng khác.

Đầu tiên mọi người khó chịu không chấp nhận, tôi cũng giải thích ở nhà em hay làm như thế, món này con hay nấu cách này,… với thái độ lễ phép dần dần mọi người cũng thấy hợp lý.

Không chỉ anh em ruột thịt mà họ hàng trong nhà yêu quý vì tôi sống chân thật, không màu mè hay giữ ý coi mình là dâu. Kể cả mẹ chồng về sau cũng rất yêu quý tôi. Vì thế khi có con dâu, hai vợ chồng tôi bảo, chính ra con dâu vất vả hơn chúng tôi ngày xưa vì vừa làm dâu của bố mẹ chồng, nhà còn có ông chồng, bà chồng trong một gia đình có 4 thế hệ.

Chính vì thế hai vợ chồng tôi luôn tạo điều kiện cho con dâu thoải mái nhất, ăn uống, ngủ nghỉ tuỳ thích, không ăn được món này cháu có thể chọn món khác.

Nói vậy, phải cảm ơn người mẹ đã sinh ra tôi rất nhiều. Mặc dù năm nay đã 85 tuổi, nhưng bà sống rất cấp tiến tạo cho cháu sự thoải mái không o ép.

Con dâu tôi đi từ trên gác xuống nhà vừa đi vừa hát, nấu cơm cũng lẩm bẩm hát là chuyện bình thường. Cũng có lần tôi hỏi cháu: "Từ khi con về làm dâu mẹ có bắt con làm gì theo ý mẹ không?" Cháu trả lời không đắn đo: "Không ạ”.

Thỉnh thoảng hai mẹ con cũng trò chuyện với nhau và đi mua sắm. Nhiều hôm tôi lên sóng con dâu còn là người tư vấn, bảo tôi đừng mặc cái này phải mặc cái kia. Thực sự trong gia đình tôi chưa thấy có bất cứ điều gì to tát.

Bố mẹ đẻ đang ở với vợ chồng chị?

- Đúng vậy. Vì mẹ chồng tôi mất khi con trai đầu của tôi mới được 7 tuổi. Tính ra tôi làm dâu chỉ được 9 năm. Ngày xưa mẹ chồng tôi bị tai biến phải nằm liệt 5 năm và tôi đã chăm sóc mẹ chồng. Tôi vẫn nhớ những lúc nằm ốm, bà bảo: "Chị về chị nấu tôi còn ăn được''. Bà yêu quý tôi như con đẻ.

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người mải miết mưu sinh. Theo đó, nhiều người phụ nữ đặt vấn đề kiếm tiền lên hàng đầu và lơ là chuyện chăm lo gia đình. Là người có nhiều trải nghiệm, cô nghĩ sao về hiện tượng này?

- Tôi vẫn nghĩ rằng, công việc kiếm tiền rất quan trọng nhưng người phụ nữ, cũng cần học cách làm vợ, làm mẹ vì theo tôi đây là nền tảng bền vững. Có một gia đình êm ấm và hạnh phúc bạn sẽ có động lực để làm việc lớn hơn rất nhiều.

Cuộc sống con người rất dài, hôm nay ta trẻ có sức khoẻ, có thể làm được nhiều việc, mai kia lớn tuổi cần sự chia sẻ, chỗ dựa của những đứa con, những người bạn tri kỷ.

Kiếm tiền là tốt, phải kiếm tiền mới có phương tiện để đến được với những mong muốn cá nhân. Thế nhưng gia đình là nền tảng và động lực rất lớn. Bạn không thể tưởng tượng nó đem đến cho bạn sức mạnh lớn đến nhường nào để bạn có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Nó cũng khiến cho con người có tuổi thọ cao so với những người chọn cho mình cách sống đơn độc.

Tôi nghĩ cuộc sống xã hội hiện đại bây giờ hướng lớp trẻ kỹ năng kiếm tiền nhiều hơn là kỹ năng sống vun vén cho tổ ấm hoặc những thiên chức của người phụ nữ dường như bị coi nhẹ hơn.

Nhiều khi tôi đến nhà bạn chơi thấy bạn khoe con học cái này cái kia, đứng thứ mấy trong lớp. Tôi nói với bạn trước hết hãy dạy con thành người con gái đúng nghĩa để sau này cháu biết yêu thương, biết làm vợ và biết làm mẹ. Thực sự những kỹ năng đó khá quan trọng và theo tôi nó khiến người phụ nữ cuốn hút hơn những phụ nữ mạnh mẽ lao ra đường kiếm thật nhiều tiền.

Nhưng tất cả những điều đó chỉ là quan niệm của tôi, tôi không áp đặt. Tôi vẫn cho rằng nếu một người phụ nữ biết yêu thương, mềm mại, biết ứng xử chắc chắn sẽ cuốn hút và hấp dẫn hơn rất nhiều.

- Cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!

Sơn Hà - Xuân Quý - Đức Yên - Huy Phúc

Từ chuyện làng Hoành nghĩ về thể chế đồng tâm, dung hợp

Đồng Tâm và những vụ việc tương tự cho chúng ta thấy nhiều vấn đề rất lớn của quốc gia, trong đó có việc xây dựng một thể chế dung hợp, nơi mà không một ai, không một quyền lợi, lợi ích nào bị đứng bên lề quá trình phát triển chung; một thể chế đồng tâm, khi các bên có liên quan đều hướng đến đạt được điểm dung hòa tối ưu.

Xem lại Kỳ 1: Chuyện Đồng Tâm: Khi lãnh đạo lắng nghe và đến với dân

Không ai phải đứng bên lề

Theo nhiều tài liệu khác nhau, cả của cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế, hay cá nhân chuyên gia về lĩnh vực đất đai đều chung nhận định, ở một số địa phương, đây đó vẫn còn chuyện người dân không được hỏi ý kiến, đứng ngoài trong quá trình ra quyết sách của chính quyền nơi đó, khiến cho những ý kiến, quan điểm, khúc mắc không được lắng nghe, giải đáp ngay từ đầu. Không những thế, trong quá trình ban hành chính sách, thực thi chính sách, giải quyết khiếu nại, người nông dân nhìn thấy trong mảnh đất còn có những giá trị tinh thần, tình cảm, hoặc kinh tế mà không được nhà nước thừa nhận và đền bù.

Hơn nữa, pháp luật đất đai, có nơi vẫn còn tập trung nhiều vào tạo cơ chế thuận lợi để thu xếp đất đai cho phát triển, nghiêng về lợi ích nhà đầu tư, nhưng chưa đủ quan tâm tới mặt bền vững xã hội cho những cộng đồng và người sử dụng đất bị thiệt hại; những hỗ trợ cho những người sử dụng đất bị ảnh hưởng nhằm khôi phục chỗ ở, sinh kế và công việc vẫn chưa thỏa đáng. Giá đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để tính giá trị bồi thường và tái định cư thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường; Đặc biệt, ở một số địa phương có những cơ quan, có những quan chức nắm quyền rất lớn trong phân bổ nguồn lực đất đai. Dẫn đến những chuyện quan liêu hay tư lợi trong mối liên kết với các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, ở những nơi có tranh chấp liên quan đến đất đai, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp ở các địa phương ở những nơi đó vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc đối thoại thường xuyên, chưa lắng nghe hết tiếng nói của dân. Về phía người dân thì cũng không hài lòng với cơ chế giải quyết khiếu nại.

Trong khi tòa án ở các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn chưa có đủ năng lực, sự linh hoạt để xử lý những phức tạp của tranh chấp đất đai thường có tính động cao, liên tục diễn biến theo thời gian, hiếm khi được giải quyết dứt điểm trong một lần duy nhất.

Còn theo các khảo sát khác nhau, ví dụ như PAPI, người dân cũng rất ít đến với cơ quan dân cử khi có chuyện khó khăn xảy ra với họ. Điều này ngược với con số chín mươi mấy phần trăm cử tri đi bỏ phiếu, cho thấy sự tham gia, dự phần vào việc chọn lựa người lo việc làng, việc nước còn có tính hình thức, thiếu thực chất.

Tất cả những điều nói trên dẫn đến hệ quả, chưa không tạo được sự đồng thuận về chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan tới chuyển dịch đất đai, cho nên bức xúc tích tụ.

Xã Đồng Tâm, Làng Hoành, Mỹ Đức Hà Tây, Nguyễn Đức Chung, Thu hồi đất, Luật đất đai
Sự việc ở Đồng Tâm cho thấy nhiều vấn đề lớn. Ảnh: Vietnamnet

Thể chế dung hợp

Trong cuốn Tại sao các quốc gia thất bại?, Daron Acemoglu và James Robinson là những giáo sư kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra khái niệm hệ thống các thiết chế dung hợp (inclusive institutions) đối lập với khai thác, chiếm đoạt (extractive institutions). Một hệ thống quản trị dung hợp hoạt động trên nền tảng thượng tôn pháp luật, bảo đảm an toàn cho tài sản của người dân, tạo ra một sân chơi công bằng cho các hoạt động của thị trường tự do.

Đặc biệt, hệ thống đó cho phép công dân tham gia rộng rãi, dự phần vào các quy trình chính trị, ràng buộc và kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các cơ chế giải trình. Nếu quyền lực chính trị có sự tham gia rộng rãi của quần chúng thì thể chế chính trị và kinh tế có thể mang lại sự thịnh vượng và phúc lợi cho đông đảo quần chúng.

Như một báo cáo nghiên cứu so sánh về đất đai của UNDP đề xuất, các thiết chế quản lý nhà nước như pháp luật, trình tự thủ tục và cơ quan quản lý cần tương tác với, chứ không phải loại trừ, các thiết chế phi nhà nước trong quản lý đất đai. Những điều được đề cập trên đây như tham vấn nhân dân, thu hút sự tham gia, cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả chính là những kênh để dung nạp, hòa hợp quan điểm, nguyện vọng của những người dân vào quá trình ban hành, thực thi chính sách, bảo đảm để người dân không bị đẩy ra ngoài rìa quá trình đó.

Nhìn từ góc độ này thì pháp luật có vai trò như “một hình thức của hòa giải xã hội, một điểm hội tụ của kiến tạo xã hội”. Chính quyền từ nhân dân mà ra, không có nhân dân thì sự tồn tại của chính quyền không còn ý nghĩa. Khi chính quyền dung hợp ý nguyện, quan điểm của nhân dân trong quá trình ra quyết sách, mẹ Nhân dân sẽ dung nạp đứa con chính quyền.

Nguyễn Đức Lam

Người dân và đất đai

1) Theo báo cáo Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2016, chỉ có 13,6% số người được hỏi trả lời họ được biết đến kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Trong số đó, chỉ có 4,2% có cơ hội góp ý kiến. Trong số những người cho biết họ bị thu hồi đất năm 2016, vẫn có gần 22% cho biết họ không được thông báo về mục đích sử dụng đất theo quy hoạch mới. Chỉ có 46% số người được hỏi trên phạm vi toàn quốc cho rằng không cần phải ‘lót tay’ nhưng vẫn làm xong giấy CNQSD đất (tỉ lệ thấp nhất trong sáu năm qua).

Còn theo kết quả khảo sát ý kiến của 600 người bị thu hồi đất do Ngân hàng thế giới tiến hành năm 2011, có trên 40% cho biết đã được góp ý, trên 34% chỉ được thông báo về phương án và trên 24% nói là không được biết gì về phương án. Các ý kiến đóng góp về giá đất được chấp nhận và điều chỉnh ở mức 16%, về tài sản gắn liền với đất chỉ được chấp nhận ở mức 3%.

2) Theo báo cáo nghiên cứu nói trên của Ngân hàng thế giới, trong số gần 200 người được hỏi, chỉ có 1% số người hài lòng và 7,7% có ý kiến là chấp nhận được, còn lại hầu hết đều cho rằng không hài lòng và rất không hài lòng về quá trình và kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo 309 người có ý kiến về các khó khăn gặp phải, khó khăn nhất là mất nhiều thời gian chờ đợi giải quyết (37,5%), sau đó là tình trạng phải đi lại nhiều và gây ra tốn kém (26,2%); thủ tục phức tạp (12,3%) và không được hướng dẫn cụ thể (12,0%). Những ý kiến cho rằng không gặp khó khăn chỉ chiếm 7,1% (với 22 người trả lời).

Cấm xe máy: Đừng khiến tính nhân văn bị mờ đi

- Dùng chữ "cấm" đối với xe máy là làm mờ đi tính nhân văn của chính sách giúp người dân đi lại an toàn, giảm ùn tắc giao thông. Hãy học kinh nghiệm từ việc cấm xe ba bánh, xe công nông.

Xem video đầy đủ bàn tròn tại đây:

Tranh luận: "Cấm xe máy, nên hay không?"


Chương trình Bàn tròn trực tuyến "Cấm xe máy, nên hay không?" đã phát trực tiếp ngày 26/4/2016 với sự tham gia của 2 diễn giả:

- Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia

- Ông Ngô Việt Dũng, đại diện nhóm quản trị Diễn đàn Otofun. Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty OTV, đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý cho Diễn đàn. Đây diễn đàn lớn với 500 ngàn thành viên quan tâm và thường xuyên trao đổi về vấn đề đi lại, xe cộ, tình hình giao thông nói chung.

Ý kiến "phải cấm xe máy, không đem cái nghèo ra doạ nhau" tại một hội thảo khoa học về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân" tại Tp HCM đã dấy lên nhiều tranh cãi suốt tuần qua.

Chia sẻ tại bàn tròn trực tuyến "Cấm xe máy, nên hay không" đã phát trực tiếp hôm qua, 26/4 tại VietNamNet, các diễn giả đều không đồng tình với cách đặt vấn đề như vậy. Vậy, việc luận tội xe máy là thủ phạm chính chiếm dụng đường giao thông, gây ùn tắc giao thông có đáng không?

Mời bạn đọc theo dõi phần lược trích I của bàn tròn tại video sau:

cam xe may 2
Play


Nhà báo Phạm Huyền: Câu hỏi đầu tiên, xin trở lại một sự kiện đã khiến cho chủ đề cấm xe máy nóng suốt tuần qua trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các ông nghĩ sao về ý kiến"cấm xe máy, đừng đem cái nghèo ra doạ nhau" tại một hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân tại TP HCM vừa qua?

Ông Khuất Việt Hùng: Từ phía quan điểm cá nhân của tôi, tôi cho rằng chúng ta nhất định phải quản lý phương tiện cơ giới cá nhân, bao gồm cả xe máy và ô tô, giúp cho người dân sử dụng các phương tiện cơ giới cá nhân của mình một cách hợp lý, hạn chế thấp nhất những hệ luỵ có thể xảy ra cho chính bản thân mình và cho xã hội.

Tuy nhiên, từ "cấm" trong văn hoá Việt Nam, có lẽ là không được ưa chuộng. Cũng có người nói rằng, đây là một lộ trình dài, hướng tới một tầm nhìn, tôi nghĩ là, nếu chúng ta muốn bắt đầu bằng một tầm nhìn xa như vậy thì cần đưa ra một hình ảnh cho chính xác. Đừng mô tả nó hay bắt đầu nó bằng một từ mà người ta không ưa.

Chắc là, không ai mang cái nghèo ra để doạ ai cả. Bởi vì, có những người nghèo thật và người nghèo thì không dọa ai.

Trên thực tế, chúng ta cũng có những kinh nghiệm từ việc thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ về việc thay thế xe tự chế, mô tô ba bánh, bốn bánh tự chế, xe công-nông trên địa bàn cả nước. Có mấy kinh nghiệm rất rõ ở đây: Thứ nhất, chúng ta phải tìm ra loại phương tiện thay thế cho họ; thứ hai, chúng ta phải bỏ kinh phí để hỗ trợ cho người dân chuyển đổi phương tiện. Đến nay, trong một thời gian dài, chúng ta đã làm được rất nhiều việc nhưng chưa thể toàn diện.

Ví dụ như ở tỉnh Đắc Lăk vẫn có khoảng 80.000 xe công-nông, ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp, số xe này cũng tham gia giao thông, rất nguy hiểm.

Cho nên, câu chuyện phải quản lý việc sử dụng xe máy cho hợp lý thì chắc chắn không ai phản đối nhưng có nhất thiết phải mang từ "cấm" ra không để bắt đầu thực hiện một chính sách rất nhân văn của Đảng, Chính phủ, chính quyền các địa phương, đó là việc giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn hơn. Nếu chúng ta đưa ra một từ khiến cho sự nhân văn đó bị mờ đi thì tôi nghĩ rằng, không nhất thiết phải dùng từ như thế.

cấm xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân, xe bus nhanh, xe BRT, ùn tắc giao thông
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch UB An toàn giao thông quốc gia tâm tự tại bàn tròn trực tuyến về cấm xe máy (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Nhà báo Phạm Huyền: Nói đến "cấm" thì ai cũng giật mình và hoang mang, ngay bản thân tôi cũng thấy vậy bởi tôi đang đi làm bằng xe máy. Ông Dũng nghĩ sao về ý kiến này?

Ông Ngô Việt Dũng: Một lệnh "cấm" gần như ảnh hưởng tới tất cả các gia đình ở Việt Nam. Tôi có thể khẳng định, gần như gia đình nào ở Việt Nam cũng có xe máy, nhà nào có ô tô thì cũng vẫn phải có 1-2 xe máy.

Nếu có một văn bản, một quy định có ảnh hưởng đến số đông như vậy, rõ ràng, sẽ phải đối mặt với phản ứng xã hội rất lớn. Việc gây ra tranh cãi như vừa qua là không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Nhà báo Phạm Huyền:Hôm nay, hai ông đi bằng gì tới đây, ô tô hay xe máy?

Ông Ngô Việt Dũng: Tôi đi bằng xe Uber và khi đến cổng toà nhà văn phòng này, tôi thấy anh Hùng đang đạp xe đạp đến đây.

Ông Khuất Việt Hùng: Tôi đi xe đạp và tôi rất ngạc nhiên khi xe đạp đựợc đối xử như ô tô, tức phải xuống hầm để "đậu" xe trong khi những diện tích rất thuận tiện ở trên để đậu xe thì ô tô cũng đậu hết rồi.

Điều này khiến tôi nghĩ đến những ý kiến, có lẽ hơi ác ý khi nói về các tác giả đề xuất việc cấm xe máy, rằng họ có tính chất kỳ thị xe máy.

Nhưng thực sự qua đây, tôi cảm nhận có sự phân biệt đối xử trong mắt của những người trông giữ xe khi họ nhìn người đi xe đạp. Như tôi là tôi cảm thấy không được chào đón lắm.

Nhà báo Phạm Huyền: Các nghiên cứu của chuyên gia đưa ra trong hội thảo tại Tp HCM đã đưa ra các con số rất cụ thể. Ví dụ, xe máy chiếm đất, chiếm tới 12m2/người, trong khi xe đạp chỉ là 6,7m2, người đi bộ là 0,75m2/người, xe máy là thủ phạm lớn gây tai nạn giao thông với tỷ lệ 71% và khi gây ùn tắc thì theo kiểu cuộn chỉ rối, rất khó gỡ. Có vẻ như, xe máy đang có nhiều tội lỗi ở đây.

Thưa ông Ngô Việt Dũng, với vị trí là một admin một Diễn đàn lớn Otofun, ông thấy sao?

Ông Ngô Việt Dũng: Tôi cũng rất bất ngờ khi chương trình bàn về câu chuyện xe máy nhưng đã mời tôi, là người đại diện cho cộng đồng sử dụng xe ô tô. Đâu đó, có thể mọi người cho rằng, chúng tôi sẽ bênh ô tô và chúng tôi có cái nhìn khắt khe hơn đối với xe máy. Nhưng không phải như vậy.

cấm xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân, xe bus nhanh, xe BRT, ùn tắc giao thông
Ông Ngô Việt Dũng, đại diện nhóm admin Diễn đàn Otofun chia sẻ tại Bàn tròn trực tuyến về cấm xe máy (ảnh: Lê Anh Dũng)

Tôi đi làm bằng ô tô nhưng vẫn phải đi xe máy thường xuyên, bởi tôi phải đưa đón con đi học thêm, nhà cô giáo lại ở trong ngõ, ô tô không thể vào được. Và thực tế, khi đường trở nên đông quá, nếu đi ô tô sẽ bị trễ giờ học nên tôi phải đi xe máy. Cho nên, có thể nói, xe máy vẫn là một loại phương tiện hữu ích mà chưa thể được thay thế hoàn toàn bằng phương tiện khác như ô tô.

Cộng đồng Otofun nhìn về xe máy, tôi cho rằng, chúng tôi không nhìn đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tắc đường. Trên đường giao thông, có rất nhiều phương tiện tham gia nên nói tác nhân gây tắc đường thì phải là tất cả.

Con số đưa ra từ hội thảo nọ là 1 xe máy chiếm đến 12m2 trên đường, tôi không rõ con số này được thống kê như thế nào? Quan điểm của tôi cho rằng, để tính toán vấn đề này thì có rất nhiều yếu tố nữa cần tính, không thể đưa ra một con số đơn thuần như vậy được.

Muốn biết thực sự xe máy chiếm diện tích đường giao thông ra sao thì phải gắn với việc đi với tốc độ nào? Nếu đi chậm trong đô thị thì thực tế, không thể có con số 12m2 cho một xe máy cả. Tôi có thể nói rằng, lúc ùn tắc chẳng hạn, 1-2m2 là đã có 2 xe máy rồi, chen nhau đứng một chỗ rồi.

Nếu các chuyên gia nghiên cứu chỉ đưa ra một con số đơn thuần mà không đi kèm các điều kiện khác thì rõ ràng, sẽ gây tranh cãi lớn. Nhìn cảm quan cho thấy, giao thông đô thị hiện nay không thể nào có chuyện 1 xe máy chiếm tới 12m2 được.

Nhà báo Phạm Huyền:Tuy nhiên, ngoài câu chuyện diện tích chiếm dụng mặt đường, xe máy còn được chỉ ra là phương tiện rất kém an toàn, khi chiếm tỷ lệ 71% trong các vụ tai nạn giao thông. Có thể, đây là một trong các lý do chính đáng khiến những người nghiên cứu đề xuất việc phải loại bỏ hoàn toàn xe máy khỏi hệ thống giao thông.

Từ dữ liệu của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, ông Khuất Việt Hùng đánh giá thế nào?

Ông Khuất Việt Hùng: Năm 2011, chúng tôi có làm một khảo sát. Lúc đó, tại Hà Nội và Tp HCM, ô tô chiếm khoảng 8%, còn lại là xe máy. Trên đường, diện tích chiếm dụng động ở các trục lớn, ô tô chiếm 55%. Tại các bãi đỗ xe công cộng, ô tô chiếm khoảng trên 65%. Tôi không có bình luận thêm nữa.

cấm xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân, xe bus nhanh, xe BRT, ùn tắc giao thông
Xe máy và ô tô, ai là tội đồ gây ra ùn tắc giao thông? (ảnh: VietNamNet)

Về con số mà các chuyên gia tại hội thảo nọ đưa ra, phân tích của anh Dũng rất đúng, phải gắn với tốc độ của xe. Theo tôi thấy, ở Hà Nội và Tp HCM, đi được tốc độ 30km/giờ là tương đối tốt, đặc biệt là trong thời gian ban ngày. Lúc đó, diện tích chiếm đường của xe sẽ khác. Đấy là mới nói đến xe máy, xe đạp, đi bộ chứ chưa nói đến các phương tiện cơ giới khác.

Liên quan đến an toàn giao thông, hiện nay theo thống kê của Bộ Công an đưa ra, người đi ô tô gây ra tai nạn giao thông chiếm khoảng 20%, người đi xe máy gây ra tai nạn giao thông chiếm khoảng 70%. Trong đó, cả nước có khoảng 3 triệu ô tô và 48 triệu xe máy. Số ô tô chiếm 6%, số người lái ô tô gây tai nạn ô tô là 20%. Trong khi đó, số mô tô xe máy chiếm phần còn lại, với tỷ lệ số lượng cỡ khoảng 94% phương tiện thì gây ra 70% tai nạn giao thông.

Tất nhiên, xe máy là người yếu thế hơn trong tham gia giao thông. Nếu xe máy đâm vào ô tô, người đi xe máy cũng bị thiệt và nếu ô tô đâm vào xe máy thì người đi xe máy càng bị thiệt.

Cho nên, điều đó lý giải tại sao trong quy tắc ứng xử tham gia giao thông, ưu tiên số 1 là người đi bộ, tất cả phải dừng lại để nhường đường cho người đi bộ, bởi họ là người yếu thế nhất. Xe đạp đâm vào người đi bộ thì người đi bộ cũng thiệt thòi, sau đó là đến người đi xe đạp, rồi đến người đi xe máy.

Người ta gọi nhóm những người đi xe đạp, xe máu, đi bộ là nhóm người yêu thế trong tham gia giao thông nên bao giờ cũng phải nhường. Nhưng nói về độ nguy hiểm của hành vi gây ra tại nạn giao thông thì tôi nghĩ rằng, những người lái xe ô tô cần phải cẩn thận hơn để tránh gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông yếu thế.

Về ùn tắc giao thông, tôi rất mong muốn có một nghiên cứu. Tôi sẽ đặt vấn đề này với các trường đại học. Thường thường, những ùn tắc giao thông được xuất phát từ 1 hành vi cụ thể, 1 tình huống cụ thể như xe bị hỏng, tai nạn...

cấm xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân, xe bus nhanh, xe BRT, ùn tắc giao thông
Ông Khuất Việt Hùng: Xe máy đâu có lỗi! (ảnh: Lê Anh Dũng)

Ví dụ, 2 xe có xung đột với nhau sẽ dẫn tới sự xếp hàng tham gia giao thông. Nên chăng, các chuyên gia cần một quan trắc các vị trí hay có tai nạn, để xem hành vi nào là hành vi đầu tiên khởi nguồn gây ra ùn tắc giao thông. Có thể vì một xe chở rác phanh lại, hay vì 2 xe va vào nhau rồi 2 lái xe đứng lại cãi nhau... Chúng ta quan trắc thì sẽ có kết quả thấy rõ, hành vi của nhóm tham gia giao thông nào là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Như vậy, sẽ hay hơn.

Còn nói về các loại xe thì cái xe có lỗi gì đâu? Xe máy không có lỗi, nó đi đúng thì đâu có lỗi. Xe ô tô cũng thế, không có lỗi. Do người điều khiển xe với hành vi vi phạm mà gây ra thôi.

Nhà báo Phạm Huyền: Cũng có những ý kiến cho rằng, nếu không cấm xe máy thì không thể nào có một hệ thống giao thông hiện đại và an toàn được. Bởi vì, các đô thị hiện đại trên thế giới thường thấy rất ít xe máy. Việt Nam cũng đã có chủ trương xây dựng những thành phố đô thị thông minh hiện đại.

Nếu chúng ta trông chờ vào sự tự giác, tự nguyện hạn chế hay rời bỏ xe máy của người dân thì hẳn sẽ rất lâu và mục tiêu xây dựng giao thông đô thị hiện đại rất khó đạt được. Ông Ngô Việt Dũng nghĩ sao về ý kiến này?

cấm xe máy, hạn chế phương tiện cá nhân, xe bus nhanh, xe BRT, ùn tắc giao thông
Ông Ngô Việt Dũng: Một lệnh cấm nếu có với độ phủ rộng như vậy rất khó khả thi (ảnh: Lê Anh Dũng)


Ông Ngô Việt Dũng: Như tôi đã nói, một lệnh cấm với độ phủ rộng như vậy thì tôi sợ khả năng thực thi được là rất khó.

Ví dụ như ở đường Láng Hạ- Lê Văn Lương (Hà Nội) có một cầu vượt, từ khi thành phố bắt đầu vận hành tuyến xe bus nhanh BRT, có xuất hiện 2 đầu cầu vượt biển đề cấm xe máy đi lên cầu vào khoảng giờ cao điểm, từ 7-9h sáng. Nhưng có lẽ, nội dung biển cấm đó chỉ được thực thi duy nhất vào ngày đầu tiên chạy tuyến BRT.

Cho đến bây giờ, các biển cấm đó vẫn còn nguyên, và vẫn không có bất cứ một hướng dẫn phần luồng hạn chế nào cho người đi xe máy không được lên cầu vượt này.

Thế thì, một lệnh cấm với độ phủ rộng mà không tạo được sự đồng thuận lớn cho nhân dân thì thực hiện được là rất khó.

Ông Khuất Việt Hùng: Tôi có một niềm tin như thế này: Đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng xe máy ở Hà Nội sẽ giảm khá sâu so với hiện nay đồng thời với việc chất lượng dịch vụ và năng lực vận tải công cộng ở Hà Nội sẽ tăng cao. Nhìn việc người dân Hà Nội hào hứng với xe BRT, chúng ta khẳng định rằng, các phương tiện vận tải công cộng như tuyến đường sắt đô thị và một số tuyến BRT sẽ được làm thêm từ nay cho tới lúc đó thì người dân sẽ chào đón các phương tiện này ra sao?

Tôi có niềm tin rất mạnh. Cùng với sự cải thiện chất lượng dịch vụ xe bus, chắc chắn sẽ có một lượng rất lớn người dân chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng.

Cùng đó, việc quản lý tốt việc đậu xe trong thành phố, giữ được vỉa hè cho người đi bộ thì sẽ là một giải pháp để hạn chế rất nhiều chuyến đi bằng phương tiện cơ giới cá nhân không cần thiết. Tôi khi đến lúc đó, xem lại xem có cần cấm xe máy?

(Mời đón xem phần lược trích 2 của bàn tròn: Cấm xe máy: Đừng chữa bệnh giao thông ở phần ngọn)

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Bạt Tuấn, Đức Yên, Xuân Quý, Huy Phúc, Thuý Hồng, Duy Tiến

Ảnh: Lê Anh Dũng

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Hội nghị Trung ương 5 sẽ ra nghị quyết về kinh tế tư nhân

Hội nghị Trung ương 5 Khóa XII họp vào đầu tháng 5 sắp tới sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Hội nghị trung ương 5, Kinh tế tư nhân

Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây, giai đoạn 2003-2010 là 11,93%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 7,54%/năm. Ảnh: TL

Ông Bình cho biết như trên tại Diễn đàn kinh tế tư nhân do Hội doanh nhân tư nhân Việt Nam tổ chức ngày 26-4 tại Hà Nội.

Ông Bình cho biết, nghị quyết này sẽ có mục tiêu tổng quát: "Kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng, với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP); góp phần không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến độ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

“Phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ông Bình nói.

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cần thống nhất quan điểm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Coi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ các nguồn lực và giải phóng sức sản xuất, và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

Ông Bình nói, đến nay, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân vẫn chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cá thể chiếm tới 31,33% GDP, trong khi các thành phần khác của kinh tế tư nhân chỉ chiếm 7,88% GDP năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây (giai đoạn 2003-2010 là 11,93%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 7,54%/năm); có đến 97% doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp.

Ông cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân thua lỗ, phá sản còn khá cao, bình quân giai đoạn 2007-2015 là 45%. Cơ cấu ngành nghề của kinh tế tư nhân còn bất cập, có đến 81% tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, trong khi chỉ có 1% đầu tư vào nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, chế tạo còn rất nhỏ.

Ông Bình nói: “Những yếu kém, hạn chế của kinh tế tư nhân trong thời gian qua có nguyên nhân khách quan và chủ quan song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu”.

Thể chế về phát triển doanh nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chưa tạo ra những bước đột phá trong đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm phát triển nhanh, vững chắc kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của một số cấp ủy về phát triển kinh tế tư nhân trong một số trường hợp còn thiếu nhất quán, có lúc, có nơi chưa nhìn nhận, đánh giá đúng mức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nhân tư nhân còn chưa cao.

Theo Tư Hoàng/ TBKTSG

Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cũng khổ vì cuộc gọi rác lúc họp

- Chia sẻ với Góc nhìn thẳng, bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông kể không ít lần bị cuộc gọi rác làm phiền khi đang chủ trì cuộc họp. Không nghe thì sợ lỡ việc mà nghe thì lại là quảng cáo, chào mời sản phẩm.

Điện thoại mật dành gọi riêng 1 người bị lộ, sếp lớn bức xúc

Người chết bị réo tên, đang ngủ gọi dựng dậy

Buôn bán thông tin cá nhân: Ngang nhiên thu lợi, chả biết sợ ai

Cuộc gọi rác, tức gọi điện thoại để chào mời mua nhà, mua xe, mua bảo hiểm đang thực sự gây phiền toái cho không ít người sử dụng điện thoại.

Tình trạng các cuộc gọi rác này đang diễn ra không trừ bất cứ ai. Từ một nhân viên văn phòng hay một giám đốc doanh nghiệp hay thậm chí các quan chức, lãnh đạo nhà nước như các Thứ trưởng hay Bộ trưởng cũng đã từng nhận cuộc gọi rác.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn cũng đã yêu cầu cục Viễn thông cũng phải tăng cường quản lý vấn đề này.

Nhằm tìm hiểu sâu công tác này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử Vietnamnet có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và truyền thông.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại video sau:

cuộc gọi rác
Play


Nhà báo Phạm Huyền: Thưa bà, việc quảng cáo tiếp thị là một nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, nhưng quảng cáo, tiếp thị thông qua các gọi điện thoại trực tiếp đối với bất kỳ ai và bất kể giờ nào không cần biết người đó có nhu cầu hay không đang là vấn nạn, chúng ta thường gọi là cuộc gọi rác. Cục Viễn thông đang có đánh giá ra sao về tình trạng này?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Tình trạng nhận phải cuộc điện thoại rác như thế, quả thật hiện nay đang ở mức báo động, bởi nó diễn ra quá nhiều. Hình thức tiếp thị kinh doanh hàng hóa như thế đang bị lạm dụng quá.

Tôi cũng như nhiều người khác cũng đã bị nhà cung cấp dịch vụ hay sản phẩm hàng hóa làm phiền rất nhiều lần trong bất kỳ giờ nào. Khi tôi đang làm việc hay có thể đang tham gia họp, đang chủ trì cuộc họp, tôi cũng đã bị những số điện thoại lạ gọi đến với mục đích như vậy.

Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể không nghe nhưng thực tế nhiều khi cũng không thể không nghe được bởi vì những cuộc gọi đó rất có thể là cuộc gọi từ người thân, từ người lãnh đạo của mình. Có thể trong tình huống rất cần thiết, thậm chí là có bạn bè, ai đó giữa đường gặp tai nạn chẳng hạn, không mang điện thoại đi và phải nhờ người khác gọi chẳng hạn, nếu mình không nghe, mình có thể bỏ lỡ một nhiệm vụ rất quan trọng.

Cho nên hầu như mọi người nhận được số điện thoại lạ, mọi người ít nhiều cũng phải nghe và khi nghe, khi nhắc điện thoại lên thì toàn thấy quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Nếu lặp đi lặp lại thì thật sự rất mất thời gian, mất tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của mỗi người.

Cho nên, ở góc độ Cục Viễn thông, chúng tôi thấy rằng đây là một hoạt động mà đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần phải cảnh báo xã hội, để giúp giảm bớt hoặc chấm dứt hoạt động này, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.

cuộc gọi rác, tin nhắn rác, sim rác, buôn bán thông tin cá nhân, bán số điện thoại
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông chia sẻ về việc chặn cuộc gọi rác
(ảnh: VietNamNet)


Nhà báo Phạm Huyền: Thưa bà, trên thực tế, cũng đã có những trường hợp một người nhận rất nhiều cuộc điện thoại rác trong cùng một ngày từ cùng một công ty để nghe chào mời một sản phẩm giống như nhau. Đây có phải là một hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Nếu nội dung của các cuộc gọi đó là nội dung mà người dùng không mong muốn, bị phiền hà thì đó chính là việc phi phạm pháp luật.

Trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng đã có điều khoản quy định rất rõ về hành vi quấy rối người tiêu dùng. Đó chính là việc trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu sản phẩm dịch vụ hàng hóa đến người tiêu dùng hoặc đề nghị người ta ký hợp đồng khi mà người tiêu dùng không mong muốn, làm ảnh hưởng, cản trở đến công việc và cuộc sống bình thường của người dân.

Khi bị tiếp thị quá hai lần mà người tiêu dùng đã từ chối và có những bằng chứng lưu lại, ví dụ, ghi âm lại tất cả cuộc gọi đó, tôi cho rằng, người tiêu dùng đã có đủ bằng chứng để kiện.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa bà, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cuộc gọi rác là việc thông tin khách hàng bị rò rỉ, thậm chí, thông tin của khách được mua bán công khai. Về vấn đề này, Cục Viễn thông đã kiểm soát ra sao?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Việc rò rỉ thông tin xảy ra từ rất nhiều nguồn ví dụ như từ bệnh viện, trường học, siêu thị, ngân hàng, bảo hiểm… Đó là những nơi, những đối tượng mà chúng ta phải cung cấp số điện thoại khi giao dịch. Cách lộ, lọt thông tin bây giờ có rất nhiều nguồn khác nhau và được phát đi theo nhiều phương thức khác nhau cho nên tôi nghĩ, việc kiểm soát thông tin là một vấn đề cần sự vào cuộc nghiêm túc hơn, bài bản hơn của các cơ quan chức năng, để xác định rõ hơn những cách lộ, lọt nào.

Tuy nhiên, trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng như Luật An toàn thông tin mới đây cũng đều đã quy định rất rõ, người tiêu dùng khi tham gia mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ thì được quyền bảo đảm thông tin cũng như bí mật cá nhân của mình. Những tổ chức cá nhân khi thu thập những thông tin khách hàng, người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin đó.

Trong trường hợp, bằng cách nào đó dù vô tình hay hữu ý, họ để lộ bí mật thông tin của khách thì tùy mức độ vi phạm, họ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bồi thường thiệt hại khi mà gây ra tổn hại cho cá nhân bị lộ thông tin. Thậm chí, tùy mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự .

Nhà báo Phạm Huyền: Bà nghĩ sao về trách nhiệm của các công ty cung cấp dịch vụ, sản phẩm, như bất động sản, bảo hiểm hay, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe khi để cho nhân viên bán hàng của mình thực hiện các cuộc điện thoại rác, gây phiền nhiễu cho khách hàng như vậy?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Về mặt luật pháp, họ tổ chức quảng cáo tiếp thị sản phẩm như thế nào đó là việc của họ, là quyền của họ nhưng đừng để đến mức quấy rối người tiêu dùng.

Khi đã để xảy ra hiện tượng quấy rối người tiêu dùng thì họ phải có trách nhiệm trước pháp luật theo đúng quy định của pháp luật. Họ sẽ phải chịu xử phạt quy định hành chính hay có thể chịu sự xử phạt ở mức độ cao hơn tùy theo mức độ vi phạm và tính chất vi phạm.

Nhà báo Phạm Huyền: Chúng ta cũng đã thực hiện những giải pháp mang tính kĩ thuật như thu hồi sim rác hay chặn tin nhắn rác. Đối với cuộc gọi rác, bà đánh giá như thế nào về vai trò của các nhà mạng tham gia để có thể chặn các cuộc gọi rác và bảo vệ quyền lợi khách hàng của mình?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng, khi có yêu cầu từ người tiêu dùng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì nhà mạng phải có trách nhiệm chặn những tổ chức cá nhân sử dụng dịch vụ của mình, quấy rối người tiêu dùng. Điều quan trọng nhất ở đây là mọi người phải có bằng chứng.

Nhà báo Phạm Huyền: Tuy nhiên, về mặt chế tài chẳng hạn, tôi được biết chúng ta mới chỉ phạt vài chục triệu đồng cho một hành vi như làm lộ bí mật thông tin cá nhân của khách hàng, như vậy có phải là quá nhẹ?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi nghĩ là có một số hành vi bây giờ nếu xử phạt là mức quá nhẹ. Ví dụ như, phát tán lộ, lọt thông tin cá nhân bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.

Thử hình dung, tôi có trong tay có một cơ sở dữ liệu khách hàng độ vài chục ngàn hoặc vài trăm ngàn thông tin cá nhân mà tôi đi bán thì tôi nghĩ nếu phạt 20 đến 30 triệu đồng thì có thể họ vẫn lãi.

Cho nên, tôi nghĩ là trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng phải nên xem xét lại, hoàn chỉnh lại hạ tầng pháp lý sao cho đủ sức răn đe hơn. Việc này, chắc chắn chúng tôi phải có những trao đổi bàn bạc với Bộ Công Thương và trực tiếp là Cục Quản lý cạnh tranh để có những hoạt động triển khai tốt hơn, hiệu quả hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa bà, vậy trước mắt, để có thể giải quyết được vấn đề này,Cục Viễn thông dự kiến sẽ có những giải pháp nào?

Bà Lê Thị Ngọc Mơ: Chúng tôi thấy rằng, việc nên làm nhất và cần làm ngay nhất đó là việc phải có những tuyên truyền rộng rãi đối với xã hội về tất cả những đối tượng có liên quan trong câu chuyện này. Để mọi người hiểu về pháp luật, hiểu về trách nhiệm và hiểu về những cái nếu họ không tuân thủ họ phải chịu sự xử lý như thế nào.

Trong thực tế, tôi cũng nghĩ khi thực hiện cuộc gọi rác, có rất nhiều người đang quấy rối nhưng họ không biết họ quấy rối. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền là việc chúng tôi coi rất quan trọng để góp phần giải quyết tình trạng hiện nay.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Xuân Quý, Đức Yên, Bạt Tuấn, Thuý Hồng, Huy Phúc

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Bổ nhiệm ồ ạt, thần tốc: Không thể giơ cao ‘trảm’… nhẹ

Chuyện ông “nhận” con tôi, tôi “nhận” con ông vốn đã có từ lâu. Nay còn tệ hơn khi có những người còn bất chấp dư luận công khai bố bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ…

Nhiệm kì Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu tuy mới chỉ 1 năm nhưng đã phải xử lý, chỉ đạo một loạt vụ việc liên quan đến công tác bổ nhiệm, đề bạt cán bộ không bình thường ở bộ nọ, tỉnh kia. Việc này có lẽ cũng choán nhiều thời gian của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng một cách không đáng có nếu người đứng đầu các đơn vị có trách nhiệm, tự làm tròn vai, sâu sát phần việc mình đảm trách ở cơ sở.

Gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ Nội vụ khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên bổ nhiệm "thừa" 23 cán bộ.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bổ nhiệm cấp phó vượt quá số lượng quy định; bổ nhiệm chức danh lãnh đạo khi chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh xem xét miễn nhiệm chức vụ đối với các trường hợp sai phạm; có hình thức xử lý kỷ luật đối với cá nhân vi phạm trong công tác bổ nhiệm...

Rồi câu chuyện ở tỉnh Hải Dương, một sở với 46 biên chế mà đã có tới 44 người làm lãnh đạo cấp phòng trở lên như Sở LĐTB&XH. Thủ tướng đã phải yêu cầu làm rõ vụ việc ngay từ cuối năm 2016.

Vừa qua, tỉnh ủy Hải Dương đã thông báo kết quả xử lý kỷ luật mức khiển trách 2 cán bộ lãnh đạo liên quan đến vụ việc. Vậy hình thức kỷ luật trên liệu đã đủ sức răn đe cán bộ lãnh đạo khi họ được giao trọng trách và muốn "nâng đỡ" quá mức ai đó thuộc thẩm quyền của họ?

Con ông cháu cha, hậu duệ, Cả họ làm quan, Bố bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ
Những vụ việc bổ nhiệm cán bộ thừa, thần tốc... đều khiến dư luận quan tâm

Trước đó Chính phủ liên tục có các chỉ đạo yêu cầu bộ Công Thương làm rõ chuyện bổ nhiệm, đề bạt bất thường, tai tiếng xảy ra tại bộ này thời kì ông Vũ Huy Hoàng còn làm bộ trưởng. Dư luận xôn xao với tốc độ lên chức, luân chuyển chóng mặt của nhân sự dưới thời ông, mà hậu quả là hàng loạt doanh nghiệp do những "tài năng trẻ" do ông dựng nên đó đang trên bờ vực phá sản vì làm ăn bết bát, kém cỏi, gây thất thoát kinh tế.

Thực tế cho thấy những năm qua, việc sở, ngành, tỉnh, thành phố bổ nhiệm vô nguyên tắc, “bổ nhiệm thần tốc” hoặc bất chấp dư luận, kiểu như “cả họ làm quan” không phải là ít, mà đó mới chỉ là những vụ bị báo chí phanh phui.

Chuyện ông “nhận” con tôi, tôi “nhận” con ông vốn đã có từ lâu. Nay còn tệ hơn khi có những người còn công khai bố bổ nhiệm con, chồng quy hoạch vợ… mà vẫn "đúng quy trình".

Trong một bài viết mới đây, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chỉ ra, Đảng đã nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bổ nhiệm, nhưng trách nhiệm như thế nào thì thực sự chưa được làm rõ. Người đứng đầu khi ký quyết định bổ nhiệm đều phải căn cứ vào các nội dung như hồ sơ, lý lịch, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình... trong đó phải có nghị quyết hoặc ý kiến của cấp ủy đảng.

Do trách nhiệm của người đứng đầu chưa rõ, chưa cụ thể nên khi có vấn đề, sự cố xảy ra liên quan đến người được bổ nhiệm thì người ký quyết định bổ nhiệm thường thoái thác, đẩy trách nhiệm sang tập thể cấp ủy, mình chỉ là người thi hành quyết định của tập thể và có tính hành chính.

Cũng theo ông Trần Anh Tuấn, thẩm quyền và trách nhiệm phải đi đôi với nhau. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng, của tập thể cấp ủy về công tác cán bộ thì vai trò của người đứng đầu (gồm thẩm quyền và trách nhiệm) trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải được làm rõ. Chế độ làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là chế độ thủ trưởng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị trước pháp luật, trong đó có quản lý công tác nhân sự.

Tôi nghĩ, đây cũng chính là điều ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị mỗi khi tổ chức đó, người đứng đầu đó quyết định bổ nhiệm ai. Chỉ vậy thôi, nếu chúng ta làm thật nghiêm túc trong thời gian tới đây, chắc chắn công tác cán bộ sẽ có bước tiến tích cực.

Bên cạnh việc cần làm về lâu dài như trên, theo tôi, trước mắt, cần xử lý thật nghiêm những cơ quan, đơn vị để xảy ra sai phạm chứ không thể để tình trạng “giơ cao đánh khẽ” gây mất lòng tin của người dân.

Quốc Phong